Sunday, April 10, 2011

Mây phóng xạ vào VN ‘là tin đồn thất thiệt’


Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông cáo bác bỏ “tin đồn mây phóng xạ vào VN ở mức độ cao”.

Báo Dân trí đưa tin bộ này tối ngày 8/4 thông báo nói một số thông tin trên Internet gần đây nói rằng “mây phóng xạ từ Nhật Bản đã vào Việt Nam với mức độ rất cao, gần tới mức ảnh hưởng sức khỏe con người” là tin đồn thất thiệt.

Trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ nói trong son khí ở Hà

Nội do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đo đạc, có ghi nhận được các đồng vị phóng xạ nhân tạo nhưng đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường”.

Dân Trí cho hay trước đó, có một số tin nhắn phát tán qua chat và email đưa lời Giáo sư Phạm Duy Hiển, một chuyên gia về hạt nhân cho rằng "mây phóng xạ đã vào Việt Nam và ở mức độ rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới con người".

Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, Giáo sư Phạm Duy Hiển đã bác bỏ thông tin trên và cho rằng có người mạo danh ông.

Tin cho hay trong tối 8/4, Viện Năng lượng nguyên tử cho hay, họ đã tiến hành phân tích một số mẫu nước biển của Việt Nam nhưng chưa phát hiện thấy các đồng vị phóng xạ có nguồn gốc từ sự cố Fukushima I.

'Nỗi nhục báo chí'

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC tiếng Việt, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Đăng, một người Việt đang làm tại viện RIKEN, Viện nghiên cứu Lý-Hóa của Nhật Bản, nói cho rằng nhiều tờ báo ở Việt Nam đã thổi phồng gây hoang mang cho nhiều độc giả.

Trên blog ngày 05/04 có tựa 'Bấm Nhà tưởng niệm nỗi nhục của báo chí', trong đoạn cảnh báo về cách đưa tin từ Việt Nam, ông Đăng viết "Theo chủ quan của tôi, nhiều bài đăng trên các phương tiện truyền thông Việt Nam dễ dàng rơi vào một trong các mức từ trung bình trở lên"

"Đặc biệt là những bài dịch lại một cách mù quáng các bài đăng trên các báo ngoại quốc của Pháp, Trung Quốc, v.v. ví dụ như bài “Nhật còn 48 giờ để tránh một Chernobyl?” (đăng tại Vietnamnet ngày 17/3/2011).

"Bài này và nhiều bài khác trên báo chí Việt nam cộng với sự im hơi lặng tiếng của các “chuyên gia” về NMĐNT của Việt Nam hay “bình loạn” của một số người đã buộc tôi phải viết bài Bấm“Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai”, Tiến sỹ Đăng viết.

Ấn độ đổi ý

Ấn độ vào cuối tuần qua đã bỏ lệnh cấm nhập thực phẩm từ Nhật (thời hạn 3 tháng) đưa ra trước đó.

Thay vào đó nhà chức trách sẽ vẫn yêu cầu giấy chứng nhận "không nhiễm xạ" với các lô hàng nông sản từ nhật, theo một quan chức chính phủ.

Đầu tuần trước Bộ Y tế Ấn độ khuyến nghị cấm nhập thực phẩm từ Nhật ba tháng.

Tuy nhiên bộ thương mại đã bác đề nghị này và biện luận việc cấm nhập hàng loạt như vậy là không cần thiết và sẽ giám giát hàng tuần.

Vào ngày 09/04, Toshiba, tập đoàn sản xuất lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản, cho biết việc tháo bỏ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima vốn bị trận động đất hồi tháng trước làm hư hại, có thể cần khoảng 10 năm, nhanh hơn một phần ba thời gian cần thiết so với trường hợp nhà máy Three Mile Island của Hoa Kỳ.

Công việc sẽ bao gồm khâu loại bỏ các thanh nhiên liệu từ thùng chứa của chúng và các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng từ bể chứa, xuất phát từ bốn lò phản ứng của nhà máy và phá bỏ các thiết bị khác, vẫn theo Kyodo.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội các, Yukio Edano, cho hay hiện vẫn còn quá sớm để có một thời gian biểu cho việc tháo gỡ nhà máy.

BBC

0 nhận xét:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More