Thursday, December 15, 2011

Nokia trở lại Mỹ với điện thoại Lumia 710

Điện thoại Nokia Lumia 710 sẽ tới Mỹ vào tháng 1/2012 thông qua nhà mạng T-Mobile. Đây là chiếc điện thoại Nokia Windows Phone đầu tiên bán ở Mỹ.

T-Mobile sẽ là nhà mạng đầu tiên của Mỹ phân phối một chiếc điện thoại Nokia chạy hệ điều hành Windows Phone khi họ bắt đầu bán Lumia 710 vào đầu năm tới.

Hôm 12/12/2011, T-Mobile thông báo, điện thoại sẽ “lên kệ” vào ngày 11/1/2012, bỏ lỡ mùa mua sắm kỳ nghỉ lễ. Lumia 710 là điện thoại thông minh cấp thấp, đã có mặt tại nhiều khu vực khác của thế giới. Ở Mỹ, Lumia 710 sẽ có giá 50 USD kèm hợp đồng 2 năm.

Lumia 710 sẽ hoạt động với mạng tốc độ cao của T-Mobile. Máy có màn hình 3,7-inch, camera 5-megapixel và dùng bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 1,4GHz. Lumia 710 được nạp trước ứng dụng dẫn đường có hướng dẫn bằng giọng nói Nokia Drive và các ứng dụng của Microsoft, trong đó có Bing Search (với khả năng tìm kiếm bằng giọng nói), Xbox Live và Windows Phone Office Hub.

Trong một thông báo, T-Mobile cho biết Lumia 710 hướng đến đối tượng là những người muốn có một chiếcsmartphone không quá đắt.

Tối thứ Tư 14/12/2011, T-Mobile và Nokia đã tổ chức một sự kiện ở thành phố New York (Mỹ) để chào mừng sự ra mắt của điện thoại mới.
theo pcworld.com.vn

Mẹo truy cập và dùng thử Google Music

Dịch vụ nhạc trực tuyến Google Music mặc định không hỗ trợ những kết nối xuất phát từ Việt Nam nhưng bạn vẫn có thể tiếp cận với sự trợ giúp của tiện ích TunnelBear.

Google đã đưa vào hoạt động dịch vụ nhạc số trực tuyến Google Music - https://music.google.com từ giữa tháng 11.2011. tuy nhiên mọi kết nối từ bên ngoài nước Mỹ đều được Google lịch sự "từ chối".

Vậy phải làm thế nào? Về cơ bản, bạn cần thiết lập cho máy tính của mình sử dụng một địa chỉ IP ảo có nguồn gốc tại Mỹ thông qua các máy chủ proxy, tuy nhiên việc này đòi hỏi nhiều thao tác cũng như không mấy "tường minh". Còn giải pháp khác, đó là sử dụng những công cụ tạo mạng riêng ảo như TunnelBear.

Với TunnelBear, bạn sẽ được cung cấp một kết nối ảo đến máy chủ quản lý dịch vụ tại Mỹ và từ chính máy chủ này đăng nhập dịch vụ Google Music. Để cài đặt tiện ích này, bạn đến trang chủhttp://www.tunnelbear.com/install và tải về phiên bản thích hợp cho hệ điều hành đang sử dụng trên máy tính (Windows hay Mac). Bài viết này sẽ giới thiệu tiện ích TunnelBear dành cho hệ điều hành Windows.

Tiếp đến, bạn khởi chạy tập tin cài đặt và làm theo hướng dẫn. Trong giao diện cài đặt, bạn hãy đánh dấu tùy chọn “I don’t have a TunnelBear account” để đăng ký một tài khoản miễn phí. Trong bước này, bạn cần nhập đầy đủ các thông tin như địa chỉ email, mật khẩu. Ngay sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn sẽ nhận được một email yêu cầu xác nhận thông tin đăng ký tài khoản. Sau đó, bạn mở hộp thư và nhấn vào liên kết "Verify my Account" trong email đó.

TunnelBear cung cấp tài khoản miễn phí.

Bước tiếp theo, bạn hãy chọn “Little TunnelBear Completely Free” để sử dụng bản miễn phí (giới hạn dung lượng 500MB mỗi tháng) và nhấn chọn Next để qua bước kế tiếp. Khi xuất hiện thông báo quá trình cài đặt đã thành công, bạn nhấn chọn Finish.

Tuy nhiên, TunnelBear cần thực hiện thêm công đoạn thiết lập vài thông số kết nối mạng trên máy tính của bạn, do đó hãy nhấn chọn OK khi được yêu cầu. Sau vài giây, quá trình thiết lập mạng sẽ hoàn tất, bạn hãy nhấn chọn Finish một lần nữa để kết thúc.

Để kích hoạt TunnelBear, bạn nhấn đúp chuột lên biểu tượng của tiện ích này trên màn hình Desktop của Windows, sau đó điền vào đầy đủ thông tin đăng nhập và nhấn Log-In.

Giao diện chính của TunnelBear sẽ xuất hiện, hiển thị tình trạng kết nối mạng. Mặc định, nút lựa chọn máy chủ (server) được đặt ở nấc US (Mỹ) nên bạn chỉ cần bấm nút ON/OFF để "lên mạng".


Giao diện TunnelBear sẽ hiển thị màu xanh khi kết nối thành công.

Mọi thứ đã sẵn sàng, bạn hãy mở trình duyệt và tự tin gõ vào địa chỉ của Google Music.

Đăng nhập thành công vào Google Music.

Một lưu ý quan trọng, bạn chỉ cần sử dụng tiện ích TunnelBear trong lần đầu tiên đăng nhập Google Music này. Từ bây giờ trở đi, Google Music mặc định nhớ tài khoản của bạn là "hàng Mỹ" dù bạn đăng nhập dịch vụ từ một máy tính khác không cài TunnelBear.

Ngoài ra, TunnelBear chỉ giúp bạn truy cập và dùng được Google Music, còn nếu bạn muốn mua các bài hát trên đó thì cần có thẻ tín dụng của Mỹ.

Theo PCworld.com

Cháy lớn tòa tháp đôi ở trung tâm Hà Nội

Cột khói đen khổng lồ có thể nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố

Chiều thứ Năm 15/12 đã xảy ra vụ cháy lớn tại tòa nhà của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở trung tâm Hà Nội.

Được biết đám cháy bùng lên vào khoảng sau 4 giờ chiều, gần giờ tan tầm.

Cột khói đen bốc lên từ tòa nhà cao tầng trên phố Cửa Bắc, có thể nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố.

Theo một số nhân chứng, mùi cháy khét có thể nhận thấy từ nơi cách địa điểm hỏa hoạn rất xa.

Đây là công trình đang xây của EVN, sắp sửa hoàn tất.

Cơ quan Phòng cháy chữa cháy của Hà Nội đã điều nhiều xe cứu hỏa và nhân viên tới hiện trường.

Nguyên nhân đầu tiên được phỏng đoán có thể là chập điện tại tầng hầm hoặc tầng trệt. Có nguồn tin nói cháy là vì do nổ bình gas.

Hiện chưa rõ có thiệt hại gì về người hay không.

Mắc kẹt bên trong

Báo BấmVnExpress đưa tin 'hàng chục công nhân làm việc trên các tầng vẫn mắc kẹt bên trong'.

Trời Hà Nội được nói đã dần tối, và các công nhân trên các tầng cao của tòa nhà dùng đèn pin để đánh tín hiệu kêu cứu.

Trạm điện gần tòa nhà bị nổ nên không có điện chiếu sáng trong khu vực.

Lúc này cũng là giờ tan tầm nên cảnh sát giao thông phải can thiệp để chặn các ngả đường cho xe cứu hỏa hoạt động.

Một nhân chứng có mặt tại hiện trường cho hay ông đã chứng kiến 5 người được cứu chuyển ra ngoài. Có hai người mang dấu hiệu ngạt khói.

Nhân chứng khác nói với BấmĐài Tiếng nói Việt Nam: "Tôi làm việc dưới tầng hai của tầng hầm.

"Khi nghe có cháy, tôi vội vứt hết dụng cụ để chạy ra ngoài. Rất may là tôi thoát kịp vì ngay sau đó lửa bùng cháy rất nhanh," nhân chứng tên Nam nói.

Vào lúc 7 giờ tối, giới chức cho hay còn chừng 20 người kẹt bên trong, ở tầng cao.

Tới 8 giờ 45 phút tối, trang tin BấmDân Trí nói khói trong tòa nhà đã "giảm hẳn" và lực lượng cứu hộ đã có thể vào tòa nhà bằng cửa thoát hiểm để tìm kiếm những người còn kẹt lại.

Trước đó, vào lúc 8 giờ 30 phút, Dân Trí nói lực lượng đặc công đã hỗ trợ lính cứu hỏa đưa được khoảng 20 người bị kẹt ra khỏi tòa tháp đôi.

Tòa nhà của tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm hai tháp, một 29 và một 33 tầng.

Hiện đang xây dựng, tòa nhà này sau sẽ trở thành văn phòng làm việc chính của EVN.

Theo: BBC

Biểu tình ở làng Ô Khảm tiếp tục

Cuộc biểu tình ở Ô Khảm kéo dài nhiều tháng nay

Căng thẳng vẫn đang diễn ra giữa dân làng và chính quyền ở một làng của tỉnh Quảng Đông.


Một phóng viên BBC ở Ô Khảm nói hôm nay dân làng lại có một cuộc tuần hành và cả công an lẫn dân làng cùng lập các chốt gác quanh ngôi làng.

ruyền thông địa phương nói thị trưởng tạm quyền của thành phố Sán Vĩ nói việc lấy đất sẽ tạm dừng, nhưng những ai gây rối sẽ bị trừng phạt.

Ông này cũng hứa điều tra các viên chức vi phạm.

Cuộc biểu tình phản đối về đất đai tại ngôi làng ở tỉnh Quảng Đông đã bùng lên trong tuần này sau việc một người dân thiệt mạng tại đồn công an.

Hàng trăm dân làng nay đang đối đầu với lực lượng an ninh.

Các con đường vào làng bị chặn và cảnh sát được trang bị vũ khí canh gác ở các cửa ngõ vào bên trong.

Chặn internet

Người sử dụng internet Trung Quốc nói đã không thể tìm kiếm thông tin về cuộc biểu tình ở làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, ở trên mạng.

Cộng đồng trên Sina Weibo, một mạng kết nối xã hội tương tự mạng Twitter, nói khi tìm thông tin với từ khóa 'Ô Khảm' thì không thu được kết quả gì.

Một số người nhận được thông báo: "Theo các quy định luật pháp và chính sách hiện hành, kết quả tìm kiếm theo từ Ô Khảm không được hiển thị".

Dân làng Ô Khảm cáo buộc quan chức tham nhũng đã thông đồng với các công ty địa ốc để lấy đất của dân mà không bồi thường.

Sự bất mãn biến thành đối đầu hồi tháng Chín, nhưng sau đó tình hình có vẻ dịu đi.

Tuy nhiên cái chết của một người dân trong tuần này đã khơi dậy lại làn sóng biểu tình.

Thông tin mà người dân tung lên mạng Sina Weibo nhanh chóng bị gỡ bỏ, và nay không thể tìm kiếm thông tin với các từ khóa như làng Ô Khảm, huyện Sán Vĩ hay Ḷôc Phong.

Ông Tiết Cẩm Ba, người được cho là đại diện cho dân làng để thương lượng với chính quyền, bị công an bắt và chết trong đồn.

Ông Tiết bị bắt hồi tuần trước với cáo buộc ông bị nghi phạm tội liên quan tới đợt biểu tình hồi tháng Chín.

Hôm thứ Hai, ba ngày sau khi ông bị bắt, chính quyền thông báo ông Tiết đột tử.

Nhà chức trách thị xã Lộc Phong, phụ trách làng Ô Khảm, nói ông bị bệnh tim chết chứ không phải vì nguyên nhân nào khác.

Tuy vậy có tin đồn ông bị cảnh sát đánh chết.

Mỗi năm hàng nghìn cuộc biểu tình vì đất đai xảy ra tại Trung Quốc, nhưng cuộc bao động tại Ô Khảm xem ra thuộc loại lớn và kéo dài hơn cả.

Theo: BBC

VN phản đối Đài Loan trao giải nhân quyền

Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Đài Loan đã phản đối giải nhân quyền mà Tổng thống nước này trao cho một tổ chức thuyền nhân.

Việt Nam coi giải thưởng mà Quỹ Dân chủ của Đài Loan dành cho tổ chức Thuyền nhân SOS là "hành động sai trái", hãng thông tấn Đài Loan đưa tin.

Tổng thống Mã Anh Cửu đã đứng ra trao giải cho Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc của Bấm Boat People SOS, hay BPSOS, trong một buổi lễ hôm 10 tháng 12.

Ông Mã Anh Cửu được dẫn lời nói:

"Cách đây năm năm, giới truyền thông trong và ngoài nước xem Đài Loan là thiên đường của những kẻ buôn người.

"Ngày nay quốc tế ghi nhận Đài Loan là quốc gia hàng đầu về phòng và chống buôn người. BPSOS và Tiến sỹ Thắng, qua Liên Minh CAMSA, đã đóng góp nhiều cho sự chuyển đổi này."

Quỹ Dân chủ, Bấm Foundation for Democracy, nói họ đã chọn Boat People SOS là tổ chức nhận Giải thưởng Dân chủ và Nhân quyền Châu Á 2011 sau quá trình chọn lựa kỹ càng và sẵn sàng bảo vệ quyết định này.

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa của Việt Nam ra tuyên bố nói: "Đây là việc làm hoàn toàn sai trái.

"Cái gọi là BPSOS thực ra là một tổ chức hải ngoại được thành lập năm 1980 do Nguyễn Đình Thắng đứng đầu.

"Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã lạm dụng chiêu bài nhân quyền để trục lợi cho họ và trợ giúp cho nhiều người Việt Nam di cư bất hợp pháp sang Hoa Kỳ và thậm chí để những người này tham gia vào các hành động chống lại Việt Nam, vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền và làm phương hại chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam," theo cơ quan đại diện Việt Nam ở Đài Loan được truyền thông tại đây trích lời.

Lựa chọn kỹ càng

Chủ tịch Quỹ Dân chủ, ông Hoàng Đức Phúc nói quá trình tuyển chọn của quỹ rất kỹ càng với các chuyên gia nội địa xét hồ sơ vòng một.

Sau đó một ủy ban quốc tế với năm thành viên, những người có cam kết lâu dài về nhân quyền, đưa ra quyết định cuối cùng.

BPSOS đã đoạt giải thưởng vì những đóng góp vào việc chống buôn người.

Ông Hoàng nói ông được thông báo cách đây vài tuần rằng BPSOS liên quan tới gian lận và Quỹ Dân chủ đã tiến hành điều tra nhưng không thấy bằng chứng gì về cáo buộc này.

Quỹ Dân chủ, một tổ chức được mô tả là phi đảng phái và phi lợi nhuận, đã lập ra Giải thưởng Dân chủ và Nhân quyền hồi năm 2006 để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức thể hiện khả năng lãnh đạo xuất chúng trong việc thúc đẩy sự phát triển dân chủ và nhân quyền một cách hòa bình tại Châu Á.

Source: BBC

Tuesday, December 13, 2011

HRW lên tiếng về vụ tín đồ Hòa Hảo

HRW nói ông Nguyễn Văn Lía được biết đến chủ yếu
qua việc vận động cho Phật giáo Hòa Hảo

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) có trụ sở đặt tại New York kêu gọi trả tự do cho nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía, người vừa bị tòa án Việt Nam tuyên án 5 năm tù giam vì tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ.

“Chính quyền Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông,” theo thông cáo của HRW.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lụa, con gái ông Lía, người theo dõi phiên tòa của cha mình qua loa phóng thanh đặt ngoài phòng xử, nói với hãng AP rằng cha mình bị buộc tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước theo Điều 258 Bộ luật Hình sự.Ông Nguyễn Văn Lía, 71 tuổi, một tín đồ lâu năm của Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, bị bắt vào ngày 24/4/2011 cùng với vợ trong một vụ vi phạm giao thông mà theo tổ chức HRW thì đã được “dàn dựng” trước.

Phiên tòa xử ông Lía diễn ra tại Toà án Nhân dân Toà án Nhân dân quận Chợ Mới, tỉnh An Giang vào sáng thứ Ba 13/12.

Nhân viên tòa án từ chối bình luận về trường hợp này.

‘Không minh bạch'

Ông Nguyễn Văn Lía bị bắt vì cáo buộc phát tán tờ rơi và băng đĩa có nội dung mà chính quyền Việt Nam cho là vi phạm Điều 258.

Trả lời BBC, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của HWR nói nguyên nhân mà chính quyền Việt Nam luận tội để đẩy ông Lía vào án 5 năm tù giam là không rõ ràng.

“Điều 258 Bộ Luật hình sự là rất mơ hồ và quá chung chung. Định nghĩa về việc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước’ có thể được chính phủ áp dụng cho bất cứ trường hợp nào mà họ muốn.”

“Rõ ràng là chính phủ Việt Nam muốn bỏ tù ông Lía và họ muốn dựng cớ để làm việc này,” ông Phil Robertson nói.

Theo HRW, ở Việt Nam hiện có ít nhất 13 nhà vận động Phật giáo Hòa Hảo khác đang bị ngồi tù với các mức án nặng.

Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay phiên tòa xử hai ông Nguyễn Văn Lía và một tín đồ Hòa Hảo khác là Trần Hoài Ân đã diễn ra sáng thứ Ba, với mức án 3 năm tù giam cho ông Trần Hoài Ân.

Source BBC

Vụ kiện Vinashin ra tòa ở London

Vinashin thành biểu tượng của đại doanh nghiệp nhà nước thua lỗ

Vụ Elliott Advisors, một quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund) có trụ sở ở Mỹ, kiện tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin của Việt Nam lên Tòa Thượng thẩm London đã có thể chính thức bắt đầu.

Bên nguyên đơn, theo bản tin Reuters 13/12/2011, cho rằng Vinashin đã "vỡ nợ" với khoản tiền cho vay chung trị giá 600 triệu đôla Mỹ.

Elliott chiếm 10% số tiền cho vay đó sau khi mua lại nó hồi đầu 2010.

Khoản cho vay từ 2007, theo thỏa thuận đã đáo hạn trả 60 triệu đôla tiền lãi suất vào tháng 12/2011 này.

Hiện Credit Suisse, bên dàn xếp để có khoản vay, vẫn là chủ nợ chính.

Các chủ nợ và cũng là nhà đầu tư khác gồm có Standard Chartered, Maybank và Depfa.

Cần lưu ý các chủ nợ khác đã từ chối tham gia đơn kiện của quỹ Elliott, mà theo báo Financial Times là để "tránh có kẻ thù ở Hà Nội".

Một phân tích hôm 12/12 của Financial Times, có thể khiến giới hoạch định chính sách ở Hà Nội tương đối an tâm, nói: "Giữa một thế giới tìm kiếm tăng trưởng - bất kỳ tăng trưởng kiểu gì - một quốc gia tăng trưởng 6% sẽ được tha thứ cho một lần vi phạm."

"Viễn cảnh cho người vay ở thị trường phát triển càng xấu bao nhiêu, kẻ vay ở thị trường đang phát triển lại càng có thể - và sẽ - cư xử xấu bấy nhiêu," Financial Times viết.

Bắt đầu vụ kiện

Theo tìm hiểu của BBC, hồi đầu tháng 11 năm nay, một đơn kiện đã được Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm ở London nhận hồ sơ.

Viên chức tòa khi đó cho BBC biết thêm nội dung đơn kiện đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết ngay khi bên bị đơn xác nhận việc bị khởi kiện.

Phần tóm lược đơn kiện số 11-1296 mà BBC Việt ngữ đọc được cho thấy bên nguyên đơn khởi kiện là công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. và bị đơn gồm 22 công ty với Vinashin đứng đầu danh sách bên bị.

"Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang... đều có tên trong đơn kiện.

"Các bị đơn đã nhận được thông báo của tòa về vụ kiện hôm 16/11"

Viên chức Tòa Thượng thẩm London

Viên chức Tòa án tại London hôm nay 13 tháng 12 xác nhận với BBC rằng bên bị đơn, tức là các công ty của Vinashin đều đã nhận được thông báo của tòa hôm 16/11 vừa qua.

Như thế, theo luật Anh, vụ kiện được thụ lý hồ sơ và có thể bắt đầu và công chúng có thể đọc được đơn kiện công khai tại Tòa Thượng thẩm.

Elliott chỉ kiện về khoản trị giá đầu tư của họ cùng các lãi suất chưa trả và lãi suất cho phần không thanh toán được (default interest), tổng cộng 13,2 triệu đôla Mỹ.

Tuy đây là khoản tiền không lớn so với tổng số tiền mắc nợ của Vinashin, vụ kiện được các chủ nợ khác và nhà đầu tư khác quan tâm theo dõi kỹ lưỡng.

Theo bình luận của Reuters, hiện chưa rõ vụ kiện sẽ có kết quả ra sao và Vinashin tuy có thư ủng hộ của chính phủ Việt Nam nhưng đấy không phải là một khoản đảm bảo.

Trái lại, Vinashin xem ra có các công ty nhà nước khác đứng ra bảo lãnh khoản nợ của họ.

Giới quan sát cho rằng đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đôla Vinashin đi vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, với khoản trả lần đầu 60 triệu đôla đã đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái mà Vinashin chưa thanh toán.

Mặc dù tài sản của Vinashin nằm tại Việt Nam, đơn kiện được gửi tới tòa tại Anh vì khoản cho vay được khống chế theo luật Anh.

Về phía mình, chính phủ Việt Nam đã có các động tác riêng để xử lý vụ Vinashin.

Một mặt chính quyền dùng ngân quỹ để trợ giúp tập đoàn này như ra quyết định năm 2010 cho hoãn thuế tới cuối năm 2011 để có tiền trả nợ.

Mặt khác, các biện pháp cứng rắn như một phần để trả lời dư luận cũng được tung ra, chủ yếu nhắm vào các cán bộ lãnh đạo Vinashin.

Truyền thông Việt Nam hôm 17/11 nói Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố chín bị can trong vụ án được mô tả là “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Vinashin.

Cáo trạng được đưa ra sau đúng hai tháng kể từ khi Công an Việt Nam Bấmđề nghị truy tố lãnh đạo tập đoàn.

Kết luận của cuộc điều tra lúc đó, cũng như kết luận của Thanh tra chính phủ hồi giữa năm nay và năm ngoái đều khẳng định điều họ gọi là Vinashin “đã làm trái chỉ đạo của Thủ tướng”.

Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo chí trong nước hôm 7 và 8/12 trích lời nói ông 'không ra quyết định nào sai' về Vinashin và chính Ban Cán sự Đảng của chính phủ quyết định việc bổ nhiệm cán bộ vào tập đoàn thua lỗ này.

Tiền nợ do làm ăn thua lỗ và thất thoát lên tới 4,4 tỷ đôla Mỹ của Vinashin đạt mức kỷ lục trong nền kinh tế do quốc doanh đóng vai tr̀o chủ đạo ở Việt Nam.

Source: BBC

Monday, December 12, 2011

Phó chủ tịch Trung Quốc sắp thăm Việt Nam

Ông Tập Cận Bình được cho là sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong tương lai

Truyền thông Việt Nam dẫn nguồn Bộ Ngoại giao đưa tin Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp có chuyến thăm Việt Nam từ 20/12-22/12.

Báo chí Trung Quốc trong khi đó chưa đưa ra bất cứ thông tin gì về chuyến đi của ông Tập, người cũng giữ vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và được cho là trong tương lai sẽ thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Nếu chuyến đi diễn ra, thì ông Tập Cận Bình cũng là nhân vật cao cấp nhất của Trung Quốc thăm Việt Nam kể từ khi Đảng cộng sản Việt Nam có ban lãnh đạo mới vào tháng 1/2011.

Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã thăm Trung Quốc hồi tháng 10.

Nội dung chuyến thăm của ông Tập chưa được công bố chi tiết.

Một chuyên gia về quan hệ Việt-Trung ở trong nước, đề nghị giấu tên, nói với BBC rằng chuyến đi của ông phó chủ tịch Trung Quốc 'có thể liên quan tới các động thái gần đây trong bang giao quốc tế'.

"Thái độ mạnh bạo, thậm chí hung hăng của Bắc Kinh đã bị nhiều quốc gia chỉ trích, bởi vậy ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ có các chuyến công du để xoa dịu dư luận và hàn gắn quan hệ."

Trong khi đó, giới bình luận cũng ghi nhận thái độ khá mạnh mẽ của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

'Đòi hỏi chủ quyền'

Hôm 25/11 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước Quốc hội Việt Nam rằng chủ trương của Việt Nam là đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt hoàn toàn từ năm 1974.

Phát biểu được đánh giá là cho thấy 'sự chuyển dịch trong chính sách về chủ quyền' này chưa gặp phản ứng đáng kể nào từ chính giới Trung Quốc.

Tiếp sau đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có chuyến công du các tỉnh biên giới phía Bắc, tới nhiều địa điểm 'nhạy cảm' gắn liền với những năm tháng sóng gió trong quan hệ Việt-Trung như thác Bản Giốc, biên giới Hà Giang và Cột cờ Lũng Cú.

Một lần nữa, cũng chưa thấy có phản ứng gì từ phía Trung Quốc.

Gần đây nhất, hôm thứ Hai 12/12 trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27, Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh với giới chức ngoại giao 'bài học đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia, dân tộc với mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ'.

Một số nhà quan sát nói dường như Bắc Kinh đang giữ thái độ hòa hoãn.

Việc giới chức ngoại giao ở Hà Nội 'rò rỉ' thông tin về chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình cho báo giới trước khi hai bên có thông báo chính thức có thể là để phô bày điều được cho là 'xuống thang' của Trung Quốc trước lập trường cứng rắn của Việt Nam.

Ban lãnh đạo Việt Nam đang chịu nhiều áp lực từ dư luận trong nước đòi hỏi phải có thái độ và hành động dứt khoát trước chính sách đối ngoại-quốc phòng hung hăng của Trung Quốc.

Source: BBC

Số người chết tại Syria 'hơn 5.000'

Các cuộc biểu tình diễn ra gần như hàng ngày ở Syria

Cao ủy phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nói con số người thiệt mạng trong đợt nổi dậy ở Syria lên hơn 5.000.

Bà Navi Pillay phát biểu tại một cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an rằng giới chức Syria đã bắt giữ 14.000 người và 12.400 người phải bỏ trốn sang các quốc gia lân cận.

Ít nhất 20 người chết trong các cuộc đụng độ hôm thứ Hai, theo các giới hoạt động đối lập.

Đợt bầu cử địa phương vừa được tổ chức trong bối cảnh có bạo lực, thế nhưng con số cử tri đi bầu chắc là khá thấp.

Nhà chức trách nói cuộc bầu cử tự do hơn các lần trước, nhưng phe đối lập vẫn kêu gọi tẩy chay và tổ chức tổng đình công.

Hãng thông tấn nhà nước Syria nói người dân "đổ xô đi bầu cử".

Tuy nhiên phóng viên BBC Jonathan Head, hiện có mặt tại nước Thổ Nhĩ Kỳ láng giềng, nói phe đối lập cho hay ít có chỉ dấu rằng đang có bầu cử và gần như không ai đi bầu cả.

Kêu gọi hành động

Bà Navi Pillay mô tả tình hình ở Syria là "không thể dung thứ" và có lẽ đã xảy ra các tội ác chống lại loài người.

Bà Pillay nói bà ước tính đã có hơn 5.000 người chết, không kể quân đội và cảnh sát.

Chính phủ Syria cho biết hơn 1.000 binh lính của họ đã thiệt mạng.

Hiện rất khó để xác nhận một cách chính xác con số người chết tại Syria vì không có quan sát viên độc lập tại chỗ và chính phủ nước này cũng không cho báo chí nước ngoài tiếp cận bên trong.

Cao ủy Pillay nói các cuộc biểu tình ở Syria kể từ khi làn sóng phản đối bùng nổ hồi tháng Ba nói chung là hòa bình, thế nhưng các cuộc tấn công vào lực lượng chính quyền đang tăng lên.

Bà cũng cảnh báo rằng nếu cộng đồng quốc tế không có hành động gì thì chính phủ Syria sẽ lại càng cứng tay thêm.

Liên hiệp châu Âu đã đưa ra 10 biện pháp chế tài đối với chính phủ Syria, và Liên đoàn Ả Rập cũng đình chỉ tư cách thành viên của nước này, thế nhưng LHQ còn chưa thông qua nghị quyết lên án Damascus.

Nga và Trung Quốc đều phủ quyết dự thảo về việc này, do châu Âu khởi xướng hồi tháng Mười, trong khi Ấn Độ, Nam Phi và Brazil cũng tỏ ra ngần ngại ủng hộ động thái này tại Hội đồng Bảo an.

Bà Pillay kêu gọi Hội đồng Bảo an "lên tiếng cùng một giọng. Các biện pháp khẩn cấp, có hiệu quả cần được đưa ra một cách tập thể và kiên quyết để bảo vệ người dân Syria".

"Các biện pháp khẩn cấp, có hiệu quả cần được đưa ra một cách tập thể và kiên quyết để bảo vệ người dân Syria."

Cao ủy nhân quyền LHQ Navi Pillay

Sau khi gặp bà Pillay, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói ông "rất bàng hoàng trước những gì ông được nghe về các hành động tội ác ở Syria".

Ông nói các nước thành viên Hội đồng Bảo an còn đang ngần ngừ không muốn lên án Damascus cần phải thay đổi lập trường.

Phóng viên BBC Kim Ghattas tại Washington nói hiện chưa thấy có giải pháp gì trước mắt.

Trong khi bạo lực tiếp diễn, các nước láng giềng của Syria và các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Pháp và Anh, đang phải tìm cách quyết định sẽ làm gì.

Tổng đình công

Tin cho hay các cuộc đụng độ tiếp diễn ở nhiều thành phố hôm thứ Hai, với ít nhất 20 thiệt mạng.

Các ủy ban điều phối ở địa phương, tức mạng lưới của giới hoạt động dân chủ, nói các vụ chết người xảy ra tại Idlib ở miền bắc, Homs và Hama ở miền nam, và ở ngoại ô Damascus. Tình trạng giao tranh dữ dội cũng diễn ra ở tỉnh Deraa ở miền nam.

Các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức trong nước, là một phần của kế hoạch cải cách chậm trễ và không hoàn toàn thuyết phục được Tổng thống Assad loan báo vài tháng trước.

Phóng viên Jonathan Head nói giới chức chính quyền tuyên truyền có đông người đi bầu cử, đồng thời cũng phát lời kêu gọi người dân tham gia bỏ phiếu cứu nước từ chính thủ tướng.

Thế nhưng phóng viên chúng tôi cho biết ở các vùng như Homs, Hama, Deraa, Deir al-Zour, Idlib, thậm chí ngay tại Damascus, vẫn còn cảnh giao tranh và biểu tình.

Phe đối lập đã kêu gọi tổ chức tổng đình công vào dịp cuối tuần và cuộc sống trong cả nước dường như chững lại.

Chấn chỉnh các tập đoàn kinh tế

Chính phủ Việt Nam đã có một phiên họp quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước hôm thứ Sáu ngày 9/12.

Đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phụ trách mảng tài chính và Hoàng Trung Hải phụ trách mảng công thương chủ trì hội nghị.

Tập đoàn kinh tế là mô hình tổ chức mới trong khu vực kinh tế nhà nước của Việt Nam được thí điểm từ năm 2005. Theo mô hình này, các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ về vốn hoặc hợp tác tập hợp lại tạo thành những doanh nghiệp khổng lồ chi phối cả ngành công nghiệp mà tập đoàn đó đang hoạt động.

Các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân riêng và quan hệ với nhau theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Các tập đoàn được thành lập bằng cách tập hợp các tổng công ty có cùng ngành nghề lại với nhau theo mệnh lệnh của chính phủ.

Sau sáu năm thí điểm, số lượng tập đoàn kinh tế của Việt Nam hiện nay dừng lại ở con số 12.

Các tập đoàn này nắm vai trò thống lĩnh trong các ngành công nghiệp chủ chốt của kinh tế Việt Nam bao gồm: cao su, tàu thủy, than-khoáng sản, dầu khí, điện lực, dệt may, bảo hiểm, hóa chất, xây dựng, phát triển nhà và đô thị.

Riêng lĩnh vực bưu chính viễn thông có đến hai tập đoàn là Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT và Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.

Không ai quản lý?

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch đầu tư do Thứ trưởng Đặng Huy Đông trình bày tại phiên họp, các tập đoàn đang chiếm đến đến 30% giá trị tài sản, 51% vốn và 40% tổng số lao động của khu vực kinh tế quốc doanh.

Còn nếu tính trong toàn bộ nền kinh tế, các tập đoàn chiếm 10% tổng giá trị tài sản, 14% tổng số vốn và 7,6% lao động hợp đồng dài hạn.

Bộ Kế hoạch đầu tư đánh giá rằng mặc dù các tập đoàn tăng nhanh về quy mô nhưng hiện nay chưa có tập đoàn nào vươn lên tầm khu vực và thế giới; một số tập đoàn đang tiềm ẩn những rủi ro về tài chính; có đầu tư ra nước ngoài nhưng thị trường vẫn còn nhỏ bé.

Bộ lưu ý rằng quy mô của các tập đoàn tăng lên phần lớn là do vốn vay mà có.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tư cũng chỉ ra rằng hầu hết các tập đoàn đều kinh doanh có lời nhưng mức lời không cao, không tương xứng với những ưu ái và hỗ trợ mà chính phủ dành cho các tập đoàn. Đặc biệt, lợi nhuận của các tập đoàn đang có xu hướng giảm dần.

Ngay cả những trường hợp có lợi nhuận cao thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng chỉ đạt khoảng 12, 13% như trường hợp của PetroVietnam và Viettel, tức là thấp hơn cả lãi suất ngân hàng.

Khúc mắc lớn nhất của các tập đoàn kinh tế hiện nay, theo Bộ Kế hoạch đầu tư, là chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh đối với việc hoạt động cũng như giám sát các tập đoàn.

Theo đó, nhà nước vẫn chưa tách bạch rõ ràng chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý về mặt nhà nước đối với các tập đoàn.

Mặt khác, Bộ cũng than phiền là hiện tại chưa có cơ quan nào là đầu mối giám sát và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của các tập đoàn.

Bộ Kế hoạch đầu tư đề xuất các tập đoàn phải niêm yết trên thị trường chứng khoán để cải thiện tính minh bạch và khả năng quản trị và kiến nghị Quốc hội thực hiện vai trò giám sát quyền chủ sở hữu của nhà nước tại các tập đoàn.

Đảng ủy có cần thiết?

Xưởng đóng tàu của Vinashin

Các tập đoàn kinh tế chiếm giữ phần lớn nguồn lực của kinh tế Việt Nam nhưng hiệu quả lại không cao

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng mô hình chủ sở hữu nhà nước cho các tập đoàn, mô hình tổ chức, hoạt động và tổ chức Đảng trong các tập đoàn.

“Phải chỉ đạo nghiên cứu, giải đáp cho được sắp tới quản lý tập đoàn thì nhà nước làm những việc gì, ai làm, nếu gom về một bộ thì làm thế nào?,” báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thủ tướng Dũng tại cuộc họp.

Cơ chế quản trị trong các tập đoàn hiện đang vướng mắc giữa hội đồng quản trị và Đảng ủy nên lâm vào tình trạng ‘rắn nhiều đầu, không bò được,’ theo lời của Thủ tướng Dũng.

Ông cũng kiên quyết yêu cầu các tập đoàn phải thoái vốn ra khỏi những ngành kinh doanh không phải trọng tâm.

Rút kinh nghiệm từ vụ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, ông Dũng chỉ thị các tập đoàn nhất định phải xây dựng quy chế tài chính, điều mà Vinashin đã không làm.

Ông yêu cầu nội trong quý đầu tiên trong năm 2012, các bộ liên quan phải hoàn thành sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế nhà nước theo hướng rà soát lại các tập đoàn mà nhà nước cần nắm 100% vốn, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các tập đoàn nhà nước không cần nắm 100% vốn và ‘bán tất’ ở những ḷĩnh vực mà nhà nước không cần nắm vốn chi phối để tập trung vào những ngành kinh doanh chính.

Kết quả của hội nghị về các tập đoàn kinh tế lần này sẽ đóng góp vào đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước sắp tới.

Hiện tại Đảng cộng sản và Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào việc tái cơ cấu nền kinh tế vốn đang bộc lộ nhiều hạn chế.

Theo đó, ba trọng tâm tái cơ cấu là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Source: BBC(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/12/111211_vietnam_corporations.shtml)

Nhà báo 'gài bẫy' CSGT phải nghỉ việc

Hoàng Khương (ở giữa) là tác giả của nhiều phóng sự điều tra xông xáo

Báo Tuổi Trẻ vừa tạm đình chỉ công tác phóng viên Hoàng Khương vì 'sai sót nghiệp vụ' khi viết bài về cảnh sát giao thông.


Quyết định này được đưa ra sau khi Công an TP Hồ Chí Minh có công văn gửi tới Cục Báo chí, Bộ Thông tin-Truyền thông, và Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ yêu cầu 'kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của Hoàng Khương'.

Lý do trực tiếp là sự liên quan của nhà báo này tới vụ nguyên Thượng úy Công an Quận Bình Thạnh Huỳnh Minh Đức bị khởi tố và bắt tạm giam tội nhận hối lộ để giải quyết trái quy định đối với xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép.

Điều tra của công an cho hay ông Khương và một người khác đã qua môi giới đưa tiền cho Thượng úy Đức để nhờ ông này lấy xe máy bị tạm giữ do tham gia đua xe trái phép ra khỏi nơi tạm giữ và không bị xử phạt.

Việc ăn hối lộ của ông Đức đã được ông Khương ghi lại và dùng làm bằng chứng cho bài viết tựa đề 'Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép' đăng trên báo Tuổi Trẻ.

Sau khi cơ quan công an yêu cầu thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ được nói đã 'nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp' của ông Khương khi viết bài báo trên và kết luận rằng ông đã 'có sai sót nghiệp vụ'.

Quyết định đình chỉ công tác ông Hoàng Khương, đưa ra ngày 3/12, không nói rõ sẽ áp dụng tới khi nào.

Phanh phui tiêu cực

Bạn bè và đồng nghiệp cho hay ông Hoàng Khương, tên thật là Nguyễn Văn Khương, đã tỏ ra 'hụt hẫng và rất buồn' trước quyết định kỷ luật ông.

Một phóng viên thân quen với ông tại TP Hồ Chí Minh, đề nghị giấu tên, nói việc làm của ông Khương "không có động cơ gì khác ngoài phục vụ việc tác nghiệp và phanh phui những tiêu cực" của các nhân viên công quyền.

"Có thể Khương bị lỗi vì sơ suất, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là vì lợi ích của người dân."

Một đồng nghiệp

"Có thể Khương bị lỗi vì sơ suất, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là vì lợi ích của người dân."

Phóng viên Hoàng Khương lâu nay được biết như tác giả của nhiều phóng sự điều tra dũng cảm và không khoan nhượng, nhất là về các sai phạm trong hoạt động của cảnh sát giao thông, vốn khiến cho dư luận vô cùng bức xúc.

Một nguồn tin khác nhận xét với BBC: "Có lẽ chính vì vậy mà Khương bị nhiều người không ưa, cho dù lâu nay công an đã khen thưởng Khương nhiều lần vì các phóng sự phanh phui vi phạm".

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng ông Hoàng Khương đã sai lầm đạo đức báo chí khi 'chủ động gài bẫy cho người khác để quy tội'.

Ngoài ra, ông cũng bị mắc tội 'đưa hối lộ' khi người môi giới khai đã nhận tiền từ ông.

Hiện chưa rõ vụ việc của nhà báo Hoàng Khương sẽ diễn tiến ra sao sau quyết định đình chỉ công tác.

Việc 'gài bẫy' để bắt quả tang những việc làm sai thực ra được áp dụng khá nhiều trong báo chí phương Tây, nhất là các báo chủ trương dân túy.

Nhiều trường hợp bị khiếu kiện ra tòa nhưng được xử trắng án khi nhà báo và tòa soạn báo chứng minh được là họ làm như vậy là vì lợi ích của công chúng.

source: BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/12/111212_viet_journo_sacked.shtml)

Có những dẫn chứng được đưa ra khiến người ta phải đặt dấu hỏi cho bộ trang phục xa xỉ mà Lý Nhã Kỳ đang sở hữu.Bỏ qua các quan điểm riêng về trang phục từ thiện, dư luận có vẻ rất quan tâm về giá trị và độ thật giả của bộ váy có một không hai này. Có những dẫn chứng được đưa ra khiến người ta phải đặt dấu hỏi cho bộ trang phục xa xỉ mà Lý Nhã Kỳ đang sở hữu. Lion Silk-jacquard Kimono là bộ váy cao cấp được làm từ 100% lụa, lớp lót bên trong hoàn toàn bằng tơ tằm, và không phải ai cũng có thể sở hữu. Được biết, bộ váy đã ngừng sản xuất và hiện chỉ có ở trong bảo tàng.
Hình ảnh so sánh
Cận cảnh chiếc váy hàng hiệu của A.McQueen
Ngoài màu sắc bộ váy của Lý Nhã Kỳ sáng hơn bộ chính gốc, các hoa văn trên áo cũng có đôi chút khác biệt
Màu vàng ở hoa văn viền áo và viền cánh tay trong bộ đồ của McQueen khá sang trọng, tinh tế trong khi của Lý Nhã Kỳ rất mờ nhạt, chưa kể chất liệu có phần “bóng bẩy” hơn. Còn có ý kiến cho rằng chất liệu đó rất giống với sản phẩm của 1 thương hiệu gấm trong nước. Chưa kể giá cả thực tế của chiếc váy mang thương hiệu Alexander McQueen này trên thị trường chỉ xấp xỉ 10 ngàn USD, trong khi của Lý Nhã Kỳ công bố giá gấp 4 lần giá bán. Thêm nữa, với bộ sưu tập Lion Silk-jacquard Kimono này ngoài dây lưng bản rộng, Lý Nhã Kỳ sẽ hoàn hảo hơn nếu kết hợp với phụ kiện là một đôi boot màu đen tới đầu gối. Nó giúp thu hút ánh nhìn người đối diện. Chính bản thân Lý Nhã Kỳ khi khoác lên trang phục này đã không hiểu ngụ ý của nhà thiết kế, hoặc có thể cô muốn "thổi một luồng gió mới" nhưng không thành công.
Chiếc váy Lion Silk-jacquard Kimono trên sàn diễn thời trang
Trong khi những bàn tán tiếp tục nóng xung quanh chiếc váy này, độc giả rất cần câu trả lời chính thức từ phía Lý Nhã Kỳ.Mời bạn đọc tham khảo một số gợi ý kết hợp của các tín đồ thời trang khi mặc chiếc váy này:
Chiếc váy mang gam màu đỏ chủ đạo này rất thích hợp với phụ kiện màu đỏ, son môi và sơn móng tay đỏ



Với chiếc váy này, hầu hết các tín đồ thời trang trên thế giới chọn mix cùng kiểu boot cao gối thay vì kết hợp với xăng đan như của Lý Nhã Kỳ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More