Wednesday, April 3, 2013

Báo Việt Nam: Mỹ nên thay đổi nhận thức về nhân quyền

Cơ quan trung ương của đảng cộng sản Việt Nam chỉ trích chính phủ Mỹ “nhiều lần phê phán vô lý đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam” và kêu gọi chính giới Mỹ thay đổi nhận thức về vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Báo Nhân dân điện tử ngày 1/4 nói quan hệ Việt-Mỹ đã có một số tiến triển tích cực kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhưng quan hệ này bị cản trở vì Hoa Kỳ phê phán, đặt điều kiện nhân quyền với Việt Nam dựa trên “thông tin từ kẻ xấu”.

​​​​Viện dẫn những phát biểu gần đây của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao Động Daniel Baer bài báo nói rằng việc các chính khách Mỹ “đánh giá tiêu cực, phản ánh không trung thực về thực tế vấn đề nhân quyền ở Việt Nam” và xem nhân quyền là điều kiện để phát triển quan hệ song phương là “quan niệm rất vô lý”, “đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại”, “cản trở sự phát triển của Việt Nam, đồng thời tác động tiêu cực tới quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam”.
Phó Trợ lý Ngtrước Tiể
​​​​Báo Nhân dân nói Hoa Kỳ không nên “nhặt nhạnh tin tức” từ “một số người Mỹ gốc Việt chống cộng cực đoan” mà tác giả bài viết mô tả là “hoang tin, sự xuyên tạc của các thế lực chống đối, thiếu thiện chí và bất mãn” để nhận xét về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer bày tỏ quan ngại trước Tiểu ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ về tình hình tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do thông tin đang xuống dốc tại Việt Nam
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer bày tỏ quan ngại trước Tiểu ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ về tình hình tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do thông tin đang xuống dốc tại Việt Nam

Bài báo kêu gọi chính khách Hoa Kỳ nhìn thẳng vào sự thật để công nhận rằng nhân quyền ở Việt Nam là một giá trị phổ quát.
Trước đó, hôm 21/3, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer bày tỏ quan ngại trước Tiểu ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ về tình hình tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do thông tin đang xuống dốc tại Việt Nam.

Ông Baer nói việc Hà Nội lạm dụng các điều luật “an ninh quốc gia” để khống chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của người dân là “tàn bạo”, đồng thời đưa ra dẫn dụ hàng loạt trường hợp các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị truy tố và bỏ tù vì thực hành ôn hòa các nhân quyền căn bản của công dân.

Nhận định của ông Baer được đưa ra giữa lúc các giới chức Hoa Kỳ khẳng định rằng thăng tiến các quyền tự do cá nhân là trọng tâm then chốt trong chính sách của Mỹ tại Châu Á.

Phó Trợ lý Ngoại Trưởng Daniel Baer nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục nêu các mối quan tâm và khẳng định lập trường mạnh mẽ với Hà Nội về vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Nguồn: Nhan Dan, AP

Vô hiệu hóa đa số trí thức bởi một thiểu số trí thức

Lưu Hà Sĩ Tâm
Khi đất nước lâm vào thời kỳ khó khăn và khủng hoảng kéo dài vài chục năm qua, dẫn đến tụt hậu quá xa về mọi mặt so với bè bạn năm châu, nhân dân ta rất chính đáng khi đặt câu hỏi rất tha thiết: Nhân tài đất Việt ở đâu? Trí thức Việt ở đâu?
Trước khi vào câu chuyện bàn luận này, xin được nhìn nhận vấn đề với việc không nên tuyệt đối hóa một vài khái niệm ở đây.
“Trí thức” có thể hiểu đơn giản là người làm việc trí óc là chủ yếu trong chuyên môn của họ, hoặc muốn hiểu sát nghĩa hơn, rằng họ còn cần phải thể hiện trách nhiệm xã hội nữa (bằng chính kiến và hành động).
“Vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội” theo hướng tích cực, là một quá trình diễn ra với đối tượng (từng cá nhân, số đông, tổ chức…), làm suy giảm hiệu quả đóng góp cho xã hội của đối tượng, với các mức độ khác nhau ở từng thời điểm, gọi là vô hiệu hóa từng phần. Thời điểm tồi tệ là vô hiệu hóa hoàn toàn, nghĩa là đối tượng không còn tác dụng gì trong phạm vi chức năng đối với xã hội. Lại có thời điểm tồi tệ hơn nữa, khi có hiện tượng phản hiệu quả, làm cho đối tượng trở thành gây hại cho xã hội.
“Nhân tài” được hiểu đơn giản là những người rất có năng lực (so với những người khác cùng hoàn cảnh) cho việc đóng góp cho xã hội.
Chúng ta dễ dàng đồng ý với nhau rằng, thời phong kiến, nhân tài chỉ có “đất phát” (môi trường tốt cho phát huy) khi gặp được “minh quân”. Minh quân cao nhất thì đó là vua sáng suốt, nhưng thấp hơn (và bỏ qua ràng buộc bởi ngôn từ, để dùng cách nói dân dã) thì đó còn nói đến các quan với các phẩm trật khác nhau (các cụ ta khi xưa ít dùng từ “minh quan”). Minh quân biết “dụng nhân như dụng mộc”, nôm na là thợ mộc biết dùng loại gỗ nào vào việc gì cho tốt, thì minh quân biết dùng người có năng lực ra sao vào những công việc nào cho ích lợi nhất. Nhưng minh quân thực sự phải là người biết tối thiểu hóa các ràng buộc với thuộc cấp, để cho họ có không gian tự do cần thiết về trí tuệ và hành động, để kích thích tiềm năng sáng tạo của họ trong phụng sự xã tắc. Minh quân hiển nhiên phải biết cách “đãi hiền”, không nhất thiết phải luôn ban phát bổng lộc cho người tài, mà tối thiểu là phải “đãi bởi tinh thần”, nghĩa là xự xử công minh: người làm tốt phải được đánh giá cao hơn, trân trọng hơn so với những kẻ bất tài, làm thì tồi tệ, nhưng dẻo mép dối trên lừa dưới. Phải có minh quân ở tầm cao thì mới phát sinh nhiều minh quân ở tầm thấp hơn, và nhờ thế mà xã tắc mới có cơ thịnh vượng.
Ngày nay ở nước ta thì sao? Vì rằng Đảng thường nói đến lãnh đạo tập thể, thì đối với quốc gia, vai trò “quân” giờ đây chính là Đảng. Đảng ép buộc thiên hạ ngày xưa phải “trung quân” thì giờ đây, nhất là lực lượng vũ trang, phải “trung với Đảng”. Mọi phương tiện tuyên truyền của Đảng trước sau kiên định ca ngợi tầm cao của tính “minh”, tức tầm cao sáng suốt của Đảng. Tầm cao sáng suốt này thể hiện ở đâu? Trước hết, thể hiện ở Cương lĩnh của Đảng, và đang được cụ thể hóa trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo đó, Đảng chọn sẵn cho dân tộc ta con đường phát triển, mà Đảng khẳng định đó là con đường duy nhất đúng. Đó là con đường xây dựng xã hội XHCN trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Câu chuyện về sai lầm của con đường này, đã được nhiều người bàn đến, và sẽ còn được chúng ta bàn đến vào nhiều dịp khác nữa.
Nhưng trong câu chuyện này, chúng ta chỉ bàn đến việc Đảng có tầm cao sáng suốt hay không, trong việc sử dụng và phát huy nhân tài, mà trước hết là đối với một lực lượng lớn nhân tài của đất nước thuộc tầng lớp trí thức của chúng ta.
Đảng tìm cách Hiến định sự lãnh đạo duy nhất và toàn diện của Đảng đối với dân tộc, đồng nghĩa với việc những trí thức của đất nước cần phải hội tụ trong Đảng mới được tin dùng và phát huy tốt. Giá như lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là đúng, hơn nữa lại được Đảng “sáng tạo” thêm, thể hiện trong Cương lĩnh và Hiến pháp 1992, thì việc trí thức của đất nước hội tụ trong Đảng là đúng đắn, và đó là hồng phúc của dân tộc. Nhưng thật bất hạnh cho dân tộc ta, thực tiễn phát triển trên phạm vi toàn cầu lại đã và đang chối bỏ lý luận của chủ nghĩa này. Tại nước ta, gần 40 năm qua cho thấy rõ, Đảng vẫn đang lúng túng hoang mang lèo lái con tàu dân tộc chạy vật vờ, lang thang vô định trên mặt biển bao la không thấy bến bờ. Nói riêng, tầng lớp trí thức của đất nước phải chịu vô vàn nghịch lý và bất công, đến mức tủi hổ với bạn bè quốc tế. Là người trí thức, ham muốn lớn nhất của họ là được đóng góp nhiều nhất cho xã hội trong phạm vi năng lực chuyên môn và nhận thức xã hội của mình. Vậy mà, cho dù Đảng có muốn hay không, thì trong mấy chục năm qua trên đất nước ta, đã và đang lặng lẽ diễn ra một quá trình rất tồi tệ, làm giảm thiểu hiệu quả đóng góp cho xã hội của giới trí thức. Có thể gọi đó là quá trình vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội, có tính quy luật, tác động vào tầng lớp trí thức của đất nước.
Trong điều kiện tồi tệ này, những người thực sự là trí thức có tài, dù ngoài Đảng hay còn trong Đảng, tỏ rõ chính kiến và không chấp nhận lý luận và con đường Đảng chọn, đứng về phía bảo vệ chân lý, thì hiển nhiên bị cô lập nhanh chóng, tiến tới bị quy chụp và đàn áp. Quá trình vô hiệu hóa diễn ra rất nhanh và khốc liệt đối với các nhân tài trí thức này, đóng góp của họ cho xã hội bị phong tỏa rất nhanh và rất tàn độc, nếu nhìn nhận theo góc độ nhân văn. Trước đây, luật sư Nguyễn Mạnh Tường với hai bằng tiến sĩ từ Pháp về, triết gia lừng danh Trần Đức Thảo từ Pháp về, nhà văn hóa Nguyễn Hữu Đang… Rồi gần đây, các tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, Nguyễn Thanh Giang, Cù Huy Hà Vũ… là các ví dụ điển hình cho các trí thức này. Một số nhân tài trí thức, một mặt vẫn khó tránh khỏi việc trở thành nạn nhân của quá trình vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội nói trên, nhưng mặt khác họ lại đủ tài năng và có điều kiện để đóng góp cho xã hội theo một kênh cơ chế khác, đó là cơ chế vừa hợp tác, vừa đấu tranh cho quyền con người, cho hình thành một xã hội dân sự và dân chủ hóa đất nước. Xin tạm nêu các ví dụ điển hình như các giáo sư Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Phú, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Thế Hùng, nhà giáo Phạm Toàn….
Cho dù đã từng bị tù đày, quản chế, sách nhiễu… hay không, tất cả những nhân tài trí thức nói trên đều là những viên ngọc quý của đất nước. Họ có tài năng, tâm huyết, và cả dũng khí nữa, để âm thầm đóng góp cho xã hội theo hướng tích cực, với hiệu quả đóng góp rất lớn lao, thậm chí ngay cả khi bị giam cầm trong tù ngục. Họ chính là những trí thức thật sự đúng nghĩa, bên cạnh năng lực chuyên môn cao còn có trách nhiệm rất cao đối với xã hội thông qua chính kiến và hành động cụ thể của mình, để cải biến xã hội theo hướng tiến bộ.
Một lực lượng trí thức đáng quý khác trong hai chục năm qua là các trí thức từ nước ngoài, vốn là Việt kiều hoặc đang sống và làm việc ở nước ngoài, đau đáu lo nghĩ về quê hương đất nước. Các trí thức này đã qua các kênh khác nhau, góp bàn nhiều ý kiến tư vấn, phản biện rất có giá trị cho đất nước, hoặc về nước trực tiếp giảng dạy hay hoạt động khoa học công nghệ đóng góp cho quê hương. Họ kinh ngạc khi Đảng ngạo mạn và phớt lờ mọi ý kiến đóng góp tư vấn của họ, nếu như khác ý của Đảng. Đặc biệt là họ khó có thể chấp nhận cơ chế làm việc của hệ thống do Đảng thiết lập nên. Có những trường hợp đã từng bị an ninh sách nhiễu, như trường hợp GS Nguyễn Đăng Hưng từ Bỉ về nước giảng dạy sau đại học và hoạt động khoa học công nghệ... Cho nên đã diễn ra một sự thật cay đắng, là quy luật vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội cũng đã lạnh lùng tác động lên các trí thức từ nước ngoài, những trí thức mà đất nước rất cần trân trọng trong lúc khó khăn này, khiến cho họ ngày càng nản lòng.
Một lực lượng đông đảo các trí thức, lựa chọn đi theo Đảng và làm việc trong hệ thống chính trị do Đảng lập nên, thì trên thực tế đã rơi vào một số trường hợp dưới đây.
Một là, trường hợp cơ hội. Những nhân tài trí thức nhận biết được sai lầm của lý luận và con đường dẫn dắt của Đảng, nhưng họ buộc phải chấp nhận để tồn tại và phát triển. Những người đó sẽ làm việc theo cách thức cơ hội, mặc dù ban đầu họ không muốn thế. Có cơ hội tốt bên cạnh các cơ hội xấu. Kết quả của cơ hội, đối với rất nhiều trí thức, có thể đơn giản chỉ là công việc nhàn hạ và cuộc sống ấm thân, hay là thỏa mãn nhu cầu chuyên môn thuần túy. Nhưng đối với nhiều trí thức, kết quả của cơ hội được thúc đẩy lên, phải là có được vị trí quyền lực và giàu có. Nhưng hiệu quả đóng góp cho xã hội của những trí thức làm việc kiểu cơ hội như vậy bị hạn chế rất nhiều. Nhiều khi công việc của họ nghiêng về phía gây hại cho xã hội, khi họ chỉ nhìn thấy lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, mà quên đi lợi ích quốc gia.Ví dụ điển hình là Dự án Bauxite Tây Nguyên, đã và đang trở thành sản phẩm tai họa của công việc do các vị trí thức kiểu này thực hiện. Khi cách làm việc kiểu cơ hội diễn ra thành thói quen, họ dễ đánh mất mình và nhiễm căn bệnh gian dối ngày càng nặng, trong chuyên môn cũng như trong ứng xử xã hội. Quá trình vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội đối với các trí thức này, mặc nhiên diễn ra, lặng lẽ nhưng không kém phần khốc liệt và xã hội phải gánh chịu thiệt thòi.
Hai là, trường hợp phục tùng. Những trí thức không có nhu cầu hiểu ở mức độ cần thiết về tính đúng sai của lý luận và con đường đang theo. Họ sẽ làm việc chủ yếu theo cách thức phục tùng. Một khi đã làm việc kiểu phục tùng, tính sáng tạo bị hạn chế rất nhiều, hiệu quả làm việc luôn bị hạn chế. Những trí thức đó cho dù không quan tâm nhiều, nhưng trên thực tế là họ bị hạn chế nhiều hiệu quả đóng góp cho xã hội. Khi cấp trên không đủ trí tuệ và giao việc không đúng cho anh, anh chỉ biết phục tùng mà không có năng lực điều chỉnh. Kết quả thu được khi đó là rất tồi tệ, và anh là tội đồ trước tiên, khi cấp trên rũ bỏ trách nhiệm. Ví dụ điển hình cho các trí thức thuộc trường hợp này các luật sư, thẩm phán... làm công việc xử các án bỏ túi, xử oan sai với các đối tượng dân chúng, hay trường hợp các nhà báo bút nô tại các tòa báo “lề phải” cũng vậy. Theo thời gian, quá trình vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội đã và đang diễn ra, tác động theo hướng hạn chế hiệu quả, hoặc phản hiệu quả (có tác dụng gây hại) của những trí thức này đối với xã hội.
Ba là, trường hợp cuồng tín. Những trí thức đã dành nhiều thời gian và trí lực cho việc tìm hiểu hay nghiên cứu về lý luận đang theo, và tin rằng lý luận và con đường đi là đúng đắn. Những người đó không đủ năng lực trí tuệ, để hiểu rằng lý luận có quá nhiều sai lầm nên lý luận ấy đã và đang bị thực tiễn đào thải. Những người đó sẽ làm việc theo cách thức không chỉ phục tùng mà còn cuồng tín. Khi đã cuồng tín, họ có xu hướng bóp méo thực tiễn và lý luận để thỏa mãn niềm tin của mình, bảo thủ đến mức độ sẵn sàng ngụy biện chày cối đủ kiểu, thậm chí vi phạm nhân cách, để chứng minh sự kiên định với chủ nghĩa. Các trí thức này được Đảng tin dùng. Vì thế, ví dụ về trường hợp này chính là các vị trí thức trong Bộ Chính trị, trong Ủy viên Trung ương, trong hệ thống học viện chính trị của Đảng… Người trí thức mà làm việc kiểu phục tùng cuồng tín cho hệ thống luận thuyết sai lầm, thì kết quả công việc của người đó đối với xã hội (theo hướng tích cực) mà đạt được ở mức vô thưởng vô phạt, thì cũng đã là rất may mắn. Trong rất nhiều trường hợp, kết quả công việc của họ đối với xã hội có tính chất tàn phá nhiều hơn là có tính chất xây dựng. Vì vậy, những trí thức trong trường hợp này, dường như là rất có đất để phát huy, nhưng trớ trêu thay, họ không thể ngờ rằng họ vẫn không thể tránh khỏi là nạn nhân của quy luật vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội theo hướng tích cực.
Sự phân định ba trường hợp nói trên có tính chất tương đối, do vậy có thể có quan điểm phân định thành nhiều trường hợp hơn. Tính tương đối còn thể hiện trong mỗi đối tượng, cả cuộc đời công tác có thể có các giai đoạn khác nhau mà tư tưởng sống và làm việc có thay đổi, và do vậy sẽ rơi vào các trường hợp khác nhau nói trên.
Trong một tổ chức (cơ quan, đơn vị…) nằm trong hệ thống chính trị, luôn tồn tại đồng thời tất cả các trí thức thuộc ba trường hợp nêu trên. Các trí thức thuộc trường hợp ba (cuồng tín), mặc dù số lượng không lớn, nhưng được Đảng và chính quyền ưu ái hơn nhiều, mặc dù năng lực trí tuệ thấp hơn rất nhiều so với các trí thức đông đảo thuộc các trường hợp khác. Sự ngạo mạn của Đảng và chính quyền, coi thường đông đảo trí thức trình độ cao cũng từ đó mà nảy nở. Họ kín đáo nhếch mép cười trên đồng lương nghèo nàn của các giáo sư, vốn chỉ bằng lương của một kỹ thuật viên mới vào làm việc cho một công ty liên doanh. Các đồng nghiệp bè bạn quốc tế kinh hoàng khi biết sự thật đó. Thực tế nói trên cũng là một trong các biểu hiện tàn phá của quy luật vô hiệu hóa mà chúng ta đang bàn đến.
Tất cả những thực tế trên đây cho thấy, trong hệ thống chính trị được thiết chế trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tầng lớp trí thức mặc nhiên chịu tác động bởi quy luật vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội. Đó là lý do vì sao luôn xuất hiện ngày này qua tháng khác các câu hỏi với ý tha thiết kêu gọi của nhân dân đối với tầng lớp trí thức nước ta. Nền khoa học công nghệ của nước nhà tụt hậu thê thảm ư, trình độ trí thức Việt nam ra sao? Nền giáo dục của nước nhà tha hóa ư, đức độ trí thức Việt nam đến đâu? Nền y học nước nhà lạnh lùng và vô cảm kiếm tiền trên nỗi đau của bệnh nhân ư, lương tâm trí thức Việt nam đâu? Nền văn hóa nước nhà xuống dốc và méo mó ư, văn hóa trí thức Việt nam thế nào? Nền lập pháp - hành pháp - tư pháp rối loạn và bất minh ư, nhân cách trí thức Việt nam còn hay mất? Phương thức tổ chức xã hội bị tha hóa cần được cải biến theo hướng tiến bộ ư, lương tri và dũng khí trí thức Việt nam còn được bao nhiêu?...
Xin được trả lời: trí thức Việt Nam đã và đang bị vô hiệu hóa đóng góp cho xã hội.
Đó cũng là một nghịch lý cay đắng đối với một dân tộc, bị dẫn dắt theo con đường xây dựng xã hội XHCN trên cơ sở nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thời kỳ 1930-1975, lựa chọn con đường này cho dân tộc là bởi những bậc tiền bối của Đảng, được coi là những nhà cách mạng lớn, nhưng lại không phải là những trí thức thực sự. Ngày nay, tiếp tục kiên định con đường này, là sự lựa chọn của các vị lãnh đạo Đảng với chất trí thức cao hơn hẳn so với các vị tiền bối (nếu căn cứ theo học vấn, học vị, học hàm). Nhìn nhận theo khía cạnh khoa học của vấn đề, họ kiên định lựa chọn con đường này, trên cơ sở các đề tài tiến sĩ, các đề tài cấp Nhà nước, cấp Học viện… của chính họ và của số trí thức đảng viên phục tùng cuồng tín, khi nghiên cứu các nội dung về lý luận Mác-Lênin. Số lượng các trí thức đảng viên loại này chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số tri thức Việt Nam? Không cần con số chính xác vào lúc này, nhưng câu trả lời chính xác là: đó là thiểu số.
Vậy là một nghịch lý cay đắng nữa xuất hiện đối với dân tộc: đa số trí thức Việt Nam bị vô hiệu hóa bởi một thiểu số trí thức trong Đảng.
Toàn dân vẫn kỳ vọng trí thức Việt Nam vượt qua hoàn cảnh, chung sức kiên trì góp phần lập nên Hiến pháp mới, cho phép điều chỉnh con đường đi của dân tộc, hướng đến giải tỏa vô vàn nghịch lý đè nặng lên vai dân tộc.
Thái Bình, 1/4/2013
L.H.S.T.

Giáo phận Bắc Ninh Không có Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu

TÒA GIÁM MỤC BẮC NINH
TP. BẮC NINH – VIỆT NAM
Tel: +84 (241) 382 1438
Fax: +84 (241) 382 4843
Bắc Ninh, ngày 28.3.2013
THÔNG BÁO
V/v: Giáo phận Bắc Ninh Không có Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu
Trong chương trình thời sự tối ngày 26 tháng 3 năm 2013 của đài truyền hình Trung ương VTV1 có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992,” có dòng chữ chú thích “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh” làm cho nhiều người ngộ nhận ông Nguyễn Quốc Hiếu là linh mục của Giáo Phận Bắc Ninh.
Vì vậy, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh xác nhận và thông báo giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.

Trân trọng kính báo,
Lm. Đaminh Nguyễn Xuân Trường
Chánh văn phòng TGM Bắc Ninh


clip_image001
TÒA GIÁM MỤC BẮC NINH
TP. BẮC NINH - VIỆT NAM
Tel: +84 (241) 382 1438
Fax: +84 (241) 382 4843
 
 
                  Bắc Ninh, ngày 28.3.2013
                      
THÔNG BÁO
V/v: Giáo phận Bắc Ninh Không Có Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu
 
Trong chương trình thời sự tối ngày 26 tháng 3 năm 2013 của đài truyền hình trung ương VTV1 có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992,” có dòng chữ chú thích “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh” làm cho nhiều người ngộ nhận ông Nguyễn Quốc Hiếu là linh mục của Giáo Phận Bắc Ninh.
Vì vậy, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh xác nhận và thông báo giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.
 
                                Trân trọng kính báo,
                              
                                Lm. Đaminh Nguyễn Xuân Trường
                                 Chánh văn phòng TGM Bắc Ninh
 
DANH SÁCH LINH MỤC GIÁO PHẬN BẮC NINH              
(Cập nhật tháng 3/2013)
 
STT
TÊN THÁNH HỌ VÀ TÊN
SINH
LM
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
1    
Đc Cosma Hoàng Văn
ĐẠT
17.06.1948
05.06.1976
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh
2    
Giuse Phạm Sĩ
AN
16.03.1940
29.06.1964
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
3    
Giuse Nguyễn Hoàng 
ÂN
21.12.1957
02.03.2003
Dân Trù, Yên Phương, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
4    
Đaminh Nguyễn Văn
BÍCH
01.10.1971
03.10.2009
Xuân Hòa, Đại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh 
5    
Giuse Bùi Xuân
BÍNH
08.12.1949
29.06.1998
Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội
6    
Giuse Trần Đăng     
CAN
15.02.1943
02.02.1974
Yên Mỹ, Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
7    
Đaminh Vũ Quang
CHÍ
08.11.1956
09.06.2007
Tư Đình, F. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
8    
Giuse Lê Quốc
CHINH
26.02.1974
01.01.2008
Fujen Catholic University, New Taipei City,TAIWAN
9    
Giuse Trần Văn
CHỈNH
20.09.1973
01.01.2008
Yên Thịnh, Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang
10  
Đaminh Nguyễn Văn
CÔNG
20.01.1975
08.06.2012
Xuân Hòa, Đại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh
11  
Vincentê Nguyễn Hải
DU
02.03.1952
31.03.2012
Bợ, Bình Xa, Hàm Yên, Tuyên Quang
12  
Phanxicô X. Nguyễn Đức
ĐẠI
10.11.1962
02.03.2003
Thái Ninh, Trưng Vương, tp Thái Nguyên,TháiNguyên
13  
Giuse Nguyễn Văn   
ĐINH
12.06.1965
07.05.2006
Bợ, Bình Xa, Hàm Yên, Tuyên Quang
14  
Gioan B. Nguyễn Như
ĐỊNH
14.10.1953
01.01.2008
Xóm 4, Yên Thuỷ, Yên Lạc, Phú Lương, Thái Nguyên
15  
Giuse Ngô Ngọc
ĐOÀN
21.04.1970
02.03.2003
Tân An, An Thượng, Yên Thế, Bắc Giang
16  
Gioan B. Dương Hoài
ĐỨC
15.11.1975
23.08.2012
Hoà An, Hợp Đức, Tân Yên, Bắc Giang
17  
Giuse Phạm Minh
HẢI
1950
16.09.1974
Nhà thờ Thị Đáp Cầu, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh
18  
Giuse Trần Bá
HẠNH
20.01.1945
16.09.1974
Cẩm Giang, Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh
19  
Giuse Phạm Đức     
HẬU
13.04.1974
07.05.2006
4858 North Kenmore Ave, Chicago, IL 60640, USA
20  
Giuse Nguyễn Đức
HIỂU
05.05.1947
16.09.1974
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
21  
Phêrô V. Chu Quang
HÒA
12.10.1974
03.10.2009
Nhà thờ Tiểu Lễ, Đông Cao, Phổ Yên, Thái Nguyên
22  
Giuse Hà Mạnh
HOÀN
14.12.1974
01.01.2008 
128 Rue du Bac, 75007 Paris, FRANCE
23 
Phanxicô X. Nguyễn Văn
HOÀN
10.07.1971
07.05.2006
Yên Tập Bắc, Yên Lư, Yên Dũng, Bắc Giang
24  
Phanxicô X. Nguyễn Văn
HUÂN
10.12.1965
29.11.2005
Tử Nê, Tân Lãng, Lương Tài, Bắc Ninh.
25  
Đaminh Nguyễn Xuân
HÙNG
24.05.1954
29.06.1998
Lai Tê, Trung Chính, Lương Tài, Bắc Ninh
26  
Giuse Maria Nguyễn Đức
HUY
08.03.1968
08.06.2012
Đại Điền, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc  
27  
Giuse Trần Đức
HUYÊN
17.04.1973
08.06.2012
Dân Trù, Yên Phương, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
28  
Giuse Hoàng Trọng
HỰU
05.10.1952
01.01.2008
Bỉ Nội, Ngọc Thiện, Tân Yên, Bắc Giang
29  
Giuse Nguyễn Văn
KHIÊM
05.10.1962
29.06.1998
Mỹ Lộc, Mỹ Hà, Lạng Giang, Bắc Giang   
30  
Giuse Trần Quang
KHIÊM
02.01.1963
29.06.1998
Tổ 11, TT Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
31  
Đaminh Nguyễn Văn
KINH
04.04.1944
16.09.1974
Nhà thờ Từ Phong, Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh
32  
Giuse Hoàng Văn      
LỊCH
25.10.1961
02.03.2003
Nhà thờ Nhã Lộng, Phú Bình, Thái Nguyên
33  
Phanxicô X. Nguyễn Huy
LIỆU
28.12.1969
02.03.2003
33 Prospect Hill Road, Cromwell, CT 06416, USA
34  
Vincentê Mai Viết
LONG
01.01.1954
31.03.2012
66A, Nguyễn Văn Cừ, Lê Lợi, tp. Bắc Giang, BGiang
35  
Gioan B. Nguyễn Huy
LONG
20.02.1969
07.05.2007
33 Prospect Hill Road, Cromwell, CT 06416, USA
36  
Vincentê Mai Văn    
MẠNH
11.09.1967
29.11.2005
La Tú, Tân Khánh, Phú Bình, Thái Nguyên
37  
Giuse Nguyễn Văn
NAM
02.03.1947
24.06.1978
Số 25 đ.9, kp.1, F. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Sài Gòn
38  
Giuse Đinh Đồng
NGÔN
22.08.1971
17.06.2010
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
39  
Giuse Nguyễn Văn
PHONG
10.12.1961
02.03.2003
Đồng Chương, Vĩnh Lợi, Sơn Dương, Tuyên Quang
40  
Anrê Nguyễn Quang
PHÚC
15.03.1973
01.01.2008
Tân Cường, Phú Cường, Đại Từ, Thái Nguyên
41  
Tomasô Nguyễn Văn
PHÙNG
04.05.1977
03.10.2009
Nhà thờ Vĩnh Yên, Ngô Quyền, tp. Vĩnh Yên, Vphúc
42  
Giuse Phạm Văn
PHƯƠNG
06.09.1964
02.03.2003
Ngọ Xá, Châu Minh, Hiệp Hòa, Bắc Giang
43  
Giuse Nguyễn Văn
QUÂN
02.01.1979
08.06.2012
Thái Ninh, Trưng Vương, tp Thái Nguyên,TháiNguyên
44  
Vicente Nguyễn Văn
QUÂN
12.01.1973
03.10.2009
33 Prospect Hill Road, Cromwell, CT 06416, USA
45  
Cosma Hoàng Thanh
QUỐC
20.07.1971
03.10.2009
Phượng Mao, Mao Trung, Quế Võ, Bắc Ninh
46  
Đaminh Nguyễn Văn
SAO
12.09.1969
29.11.2005
Nhà thờ Phúc Yên, f. Trưng Trắc, tx.Phúc Yên, VPhúc
47  
Đaminh Bùi Văn
SÁU
11.10.1949
29.06.1998
Nam Viên, Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh
48  
Đaminh Nguyễn Minh
TÂN
02.09.1971
01.01.2008
Thôn Nhà Thờ, Phúc Trìu,tp Thái Nguyên,TháiNguyên
49  
Giuse Nguyễn Huy     
TẢO
28.12.1942
16.09.1974
66A, Nguyễn Văn Cừ, Lê Lợi, tp. Bắc Giang, BGiang
50  
Gioakim Nguyễn Đức
THÀNH
23.03.1976
17.06.2010
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
51  
Phêrô Mai Viết
THẮNG
17.01.1972
07.05.2006
Đồng Cả, Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên
52  
Phanxicô X. Nguyễn Văn
THẮNG
20.05.1975
17.06.2010
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
53  
Giuse Hoàng Văn
THẬP
20.10.1977
28.02.2013
Vinh Tiến, Bá Hiến, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
54  
Đaminh Nguyễn Quang
THIỀU
15.12.1945
02.03.2003
Nhà thờ Tiên Nha, Tiên Hưng, Lục Nam, Bắc Giang
55  
Gioakim Nguyễn Văn
THOAN
26.06.1970
29.11.2005
Vinh Tiến, Bá Hiến, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
56  
Giuse Trần Quang
THU
04.03.1972
08.06.2012
Nhà thờ Phúc Yên, f. Trưng Trắc, tx.Phúc Yên, VPhúc
57  
Phanxicô X. Bùi Quang
THUẬN
23.01.1974
01.01.2008
Ngô Khê, Phong Khê, Tp Bắc Ninh, Bắc Ninh
58  
Phêrô Nguyễn Văn
THỦY
28.11.1971
03.10.2009
Phượng Mao, Mao Trung, Quế Võ, Bắc Ninh
59  
Giuse Ngô Xuân
TÍN
22.02.1972
03.03.2005
Hoà An, Hợp Đức, Tân Yên, Bắc Giang
60  
Giuse Nguyễn Văn 
TĨNH
10.04.1973
16.04.2011
Thị Trấn Nà Phặc, Ngân Sơn, Bắc Kạn
61  
Giuse Nguyễn Quốc
TOẢN
02.04.1979
28.06.2011
Thị Trấn Nà Phặc, Ngân Sơn, Bắc Kạn
62  
Phêrô V. Chu Quang
TÒNG
26.11.1939
08.12.1979
Đình Tổ, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên
63  
Gioan B. Maria Vũ Đình
TỚI
20.03.1965
11.06.2010
Đại Điền, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc   
64  
Giuse Đặng Văn
TRỌNG
23.01.1970
03.07.2008
Vân Cương, Hữu Đô, Đoan Hùng, Phú Thọ
65  
Giuse Nguyễn Văn
TRƯỜNG
03.03.1974
28.02.2013
Yên Mỹ, Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
66  
Đaminh Nguyễn Xuân
TRƯỜNG
13.12.1972
03.10.2009
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
67  
Phanxicô X. Nguyễn Văn
TUÂN
15.10.1981
28.02.2013
Nhà thờ Tiên Nha, Tiên Hưng, Lục Nam, Bắc Giang
68  
Giuse Hoàng Anh
TUẤN
20.10.1975
03.10.2009
Bến Đền, Bạch Xa, Hàm Yên, Tuyên Quang
69  
Đaminh Nguyễn Văn
TUYÊN
02.03.1971
29.11.2005
Thiết Nham, Minh Đức, Việt Yên, Bắc Giang
70  
Phêrô Nguyễn Công
VĂN
02.02.1962
29.06.1998
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
71  
Phêrô Đỗ Công
VIÊN
10.05.1977 
08.06.2012
Cẩm Giang, Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh
72  
Giuse Trần Quang
VINH
25.12.1938
16.09.1974
Nhà thờ Nguyệt Đức, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang

Nguồn: http://www.giadinhbacninh.com/

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More