Friday, February 3, 2012

Mỹ e ngại Israel có thể tấn công Iran

Sinh viên Iran đứng vòng quanh cơ sở chuyển đổi uranium Isfahan để ủng hộ chương trình hạt nhân của Iran, 15/11/2011

Các lời bàn tán về một cuộc tấn công đánh vào các cơ sở hạt nhân của Iran đang bốc lên ở Tehran, Jerusalem and Washington. Israel ngày càng lo âu về chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, và ít nhất đã có một giới chức Mỹ cảnh báo rằng cuộc tấn công của Israel sẽ không còn xa.

Ông Ehud Barak, Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói thế giới không còn bao nhiêu thời gian để ngăn Iran trở thành một nước có vũ khí hạt nhân.

Có tin cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nghĩ rằng cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran xảy ra trong vòng 5 tháng tới đây.

Hôm thứ Sáu, giáo sĩ tối cao Ali Khamenei dọa sẽ dùng tổng lực để trả đũa nếu các cơ sở hạt nhân của Iran bị tấn công.

Giữa Hoa Kỳ và Israel có những ý kiến khác nhau về cách đối phó tình hình.

Báo cáo năm 2007 của cộng đồng tình báo Mỹ kết luận dù Iran có vài tiến bộ kỹ thuật nhưng họ vẫn chưa thực sự quyết chí lắp ráp vũ khí hạt nhân.

Năm 2009, trả lời phỏng vấn của VOA, Leon Panetta, Giám đốc CIA bấy giờ dự báo Iran có thể có một bom hạt nhân trong khoảng 2010 đến 2015, nhưng họ chưa quyết định khi nào thì thực hiện bước cuối cùng.

Trong buổi điều trần hôm thứ Ba trước Quốc hội, ông James Clapper, Giám đốc Tình báo Quốc gia báo cáo ông không tin Iran thực sự xúc tiến bước cuối cùng để có vũ khí hạt nhân.

Các ý kiền kể trên không giống với ý kiến đang có tại Israel, nơi mà chương trình hạt nhân của Iran được xem là đe dọa cho sự tồn vong của nhà nước Israel.

Trên tờ New York Times ngày 25 tháng 1, Ronen Bergman, nhà báo của Israel trích dẫn lời các giới chức hàng đầu của Israel nói rằng Israel không thể chờ đợi lâu hơn nữa.

Chính quyền của Tổng thống Obama chống đối bất kỳ hành động quân sự nào tại Iran vào thời điểm này, thay vào đó, họ muốn trừng phạt mạnh hơn ngành dầu hỏa của Iran để buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.

Ông Thomas Fingar, cựu Chủ tịch của Hội đồng Tình báo Hoa Kỳ đồng ý với chính sách này. Ông nói trong lúc Iran chưa quyết định dứt khoát lắp đặt bom hạt nhân, tấn công các cơ sở của họ sẽ làm tăng rất nhiều khả năng huy động quần chúng Iran sau lưng chính phủ để tiếp tục ủng hộ chương trình hạt nhân.

Các giới chức tình báo Hoa Kỳ đặt ra “lằn ranh đỏ” để xác định khi nào thì Iran sẽ sản xuất vũ khí hạt nhân.

Trong tuần qua, Giám đốc CIA David Petraeus trình bày trước Quốc hội rằng một dấu hiệu để có thế biết Iran đã bước qua “lằn ranh đỏ” hay chưa là khi Iran đã tinh chế được uranium ở mức 90%.

Một số giới chức Mỹ lo ngại rằng đối với Israel, Iran bước qua “lằn ranh đỏ” khi Iran di chuyển những phần quan trọng của các cơ sở hạt nhân xuống những nơi thật sâu dưới mặt đất, ngoài tầm của tên lửa hoặc bom.

Cho dù lằn ranh này được định nghĩa như thế nào đi nữa, Bộ trưởng Quốc phòng Barak của Israel đã tỏ vẻ nóng nảy trong tuần qua.

Nói chuyện với các giới chức trong ngành an ninh, ông đã dùng toàn tiếng Do Thái như bình thường, nhưng khi đến đoạn liên quan đến Iran, ông bèn chuyển sang tiếng Anh, như để nhắm đến cử tọa nói tiếng Anh.

Ông nói: “Người nào nói chờ thêm chút nữa sẽ có thể phải nhận ra rằng thêm chút nữa có nghĩa là quá trễ.”

Theo VOA

Sửa sai lầm hệ thống gốc: đặt đảng trên dân

Trong cuộc thảo luận về người trí thức vừa qua, đã có một số ý kiến yêu cầu chuyển đổi công thức điều hành đất nước từ “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" sang “nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo“. Đây không phải chỉ là sự chuyển đổi chữ nghĩa kiểu chơi chữ. Đây là đặt lại cho đúng vị trí và đúng với mối quan hệ giữa đảng và nhân dân. Cũng như từng có ý kiến đổi khẩu hiệu “trung với đảng, hiếu với dân thành “trung với nước, hiếu với dân“. Khẩu hiệu Tết “mừng đảng mừng Xuân” - không thấy nhân dân đâu cả - cũng cần phải sửa lại thành "mừng đất nước vào Xuân", trong đó có hàm chứa nhân dân.

Đây là sự biểu thị của quan niệm về vai trò, vị trí, chức năng, mối quan hệ của các thành viên tổ chức trong cộng đồng, có trên, có dưới, có trước, có sau, không thể lẫn lộn nhập nhằng hay đồng nhất được.

Vấn đề nổi lên hiện nay là giữa nhân dân và đảng, quan hệ phải ra sao? Ai trên ai dưới, ai là gốc? ai phải được coi trọng hơn ai? Có thể nào đồng nhất nhân dân với đảng CS được không? Mọi sự cần công khai, rõ ràng minh bạch, có chính danh.

Có một thời cả nước theo nhau nói theo một công thức: “ơn đảng, ơn bác”. Gia đình an bình, làm ăn phát đạt là nhờ ”ơn đảng, ơn bác”; sinh con khỏe mạnh cũng “ơn đảng, ơn bác”. “Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là bởi thiên tài đảng ta”. Sùng bái đảng, bác như một tôn giáo, như sùng bái Chúa, Phật, Thượng Đế, có phép lạ, ban phát công đức cho chúng sinh.

Cần nhớ lại lịch sử. Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào tháng 9/1945, những tưởng vị trí của nhân dân làm chủ đất nước đã được xác định vững chãi một lần cho mãi mãi. Đã “cộng hòa”, lại “dân chủ”, nên vị trí của nhân dân thật rõ ràng, vững chắc. Thế là vĩnh viễn thoát khỏi cái kiếp ngựa trâu, nô lệ cho thực dân và cho vua quan phong kiến, toàn dân mở mặt mở mày sánh vai cùng mọi dân tộc năm châu bốn biển, mở ra một kỷ nguyên dân chủ chưa từng có cho nước ta và cho các thế hệ mai sau.

Thế mà lúc này, sau 67 năm Tuyên Ngôn Độc lập, cay đắng và tủi nhục tận cùng, nhân dân ta vẫn chưa được nếm mùi vị của một nền dân chủ có thực chất. Ai đó mỉa mai rằng chế độ 67 năm nay là một kiểu tiêu biểu cho "chế độ đảng chủ". Đảng CS thật sự làm chủ đất nứơc. Bộ Chính trị cư xử như nhà Vua, đến mức nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, phải kêu trời lên rằng đây là "14 ông vua tập thể"!

Đầu năm Nhâm Thìn, tổ chức Phóng viên không biên giới có trụ sở ở Paris, Pháp, vừa công bố thống kê mới về tự do báo chí, cho thấy nước Việt Nam bị tụt 7 hạng, từ thứ 165 năm ngoái xuống thứ 172 năm nay, trong tổng số 179 nước, nghĩa là chỉ khá hơn 7 nước châu Phi, như Sudan, Somalia, Zimbabwe.

Ai cũng biết tự do báo chí là chỉ dấu cơ bản nhất của nền dân chủ. Tự do ngôn luận là dưỡng khí, là sức sống của nền dân chủ. Cho nên không có gì mỉa mai hơn là khẩu hiệu được trưng khắp nơi là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, cái quyền tự do chỉ là bánh vẽ, được đưa ra nhử suốt gần 70 năm, vẫn còn ở đâu xa vời vợi.

Thế là phú quý giật lùi. Lẽ ra năm ngoái khi Việt Nam bị xếp vào thứ hạng 165, Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo trung ương phải biết giật mình, cố đưa thứ hạng được cải thiện không nhiều thì ít, nhưng họ vẫn vô cảm, còn cấm phản biện công khai, để cho tình hình xấu thêm, tụt xuống sau cả Lào và Campuchia, đến nay sau cả Miến Điện, còn bị Tunisia ở Bắc Phi bỏ rất xa về tự do báo chí.

Nhố nhăng và trâng tráo hơn nữa, trong khi họ bịt mồm nhân dân, họ lại lấy nhãn hiệu “Nhân dân” dán lên tiếng nói của đảng, lấy tên “Nhân dân” đặt cho cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, một kiểu ăn gian, lấy cắp quả tang, không xin phép nhân dân, vi phạm luật về quyền sở hữu danh xưng, có thể bị truy tố trước pháp luật. Sao họ lại không đủ dũng khí để lấy tên mình đặt. Báo Cộng sản của đảng CS thì có sao đâu, sao phải giở trò khuất tất?

Trong nghị quyết của đảng CS và phát biểu của những người lãnh đạo CS, không biết bao nhiêu lần chữ dân chủ được viết ra và nói đến. Đã độc đảng, đã độc quyền đảng trị thì không còn chút đất sống nào cho dân chủ. Dân chủ và độc quyền đảng trị kỵ nhau như nước với lửa. Không bao giờ có thể có dân chủ dưới chế độ toàn trị độc đảng, huống gì là toàn trị theo kiểu Mác-Lênin tức là theo học thuyết chuyên chính vô sản. Cần nói rõ thêm chuyên chính vô sản không phải chỉ là kỵ với dân chủ, không có dân chủ, mà là chống dân chủ, thù địch với dân chủ, thủ tiêu dân chủ, tận diệt dân chủ.

Đầu năm 2012 Nhâm Thìn, vấn đề yêu cầu đảng CS trả lại sòng phẳng quyền làm chủ thật sự cho nhân dân đã trở thành cấp bách. Dư luận đã hoàn toàn chín muồi cho đòi hỏi này.

Tháng 10/2010, hơn 20 trí thức tiêu biểu toàn là đảng viên cấp cao, từng là ủy viên Trung ương đảng, phó thủ tướng, bộ trưởng, viện trưởng, giáo sư đại học…hoàn toàn nhất trí bác bỏ dứt khoát tất cả các quan điểm cơ bản của các văn kiện Đại hội XI, họ chính là tiếng nói ngay thật của nhân dân có hiểu biết sâu rộng. Vậy mà tất cả mọi ý kiến ấy đều bị bác bỏ một cách lạnh lùng, được lặng lẽ vứt vào sọt rác. Đây là thái độ ngạo mạn với nhân dân, người chủ của đất nước, vi phạm nguyên tắc cao nhất của chính quyền nhân dân. Với thái độ chính trị ngang ngược miệt thị người dân như thế, họ đã mất tư cách cầm quyền.

Điều cực kỳ phi lý là chính Bộ Chính trị kêu gọi đảng viên góp ý, đến khi góp ý tận tình công phu như thế thì họ bịt chặt tai, vẫn lải nhải: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Điều gì xảy ra nếu như một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức rộng rãi để lựa chọn một trong hai văn kiện là các văn kiện dự thảo cho Đại hội XI và tập biên bản ghi chính kiến của hơn 20 trí thức nói trên? Chắc chắn là tập biên bản của các nhà trí thức sẽ thắng, và thắng to. Toàn đảng, toàn dân sẽ mừng vô cùng vì thoát khỏi bốn tai họa cực lớn, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin đã phá sản, học thuyết chuyên chính vô sản chống nhân dân, chủ nghĩa xã hội mờ mịt và mô thức tệ hại kinh tế quốc doanh làm chủ đạo.

Chính vì thái độ xa rời nhân dân, nuôi dưỡng tham nhũng, bịt tai không chịu nghe những ý kiến xây dựng tâm huyết của nhân dân mà đảng CS đã mất uy tín một cách nghiêm trọng, thậm chí chuốc lấy sự khinh thị và căm giận của dân chúng, của nông dân, của công nhân - lao động, một bộ phận tinh hoa của trí thức, đông đảo viên chức lương thiện. Từ chỗ bênh che cho nhóm quan chức đầu tỉnh Hà Giang đồi trụy, xử án nặng các nhà trí thức tâm huyết với đất nước như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, hàng loạt nhà văn nhà báo yêu nước như Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần, rồi hành hạ những phụ nữ kiên trung như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Minh Hằng, Bộ Chính trị đã coi thường luật pháp, coi khinh nhân dân đến mức tột cùng, vượt qua mọi sức tưởng tượng.

Chính vì thái độ coi thường hiến pháp, luật pháp, khinh bạc nhân dân như thế nên lãnh đạo đảng được người dân đáp lễ tương đương. Trước kia không ít nhân dân quen mồm gọi lãnh đạo là "đồng chí", gọi đảng CS là "đảng ta". Nay hầu như đã hết tình hết nghĩa, không ai còn gọi như thế. Nay phổ biến dân gọi họ là: các ông ấy, các ổng, bọn họ, thậm chí khinh ra mặt: chúng nó, tư sản đỏ, đại gia đỏ, maphia đỏ, bọn ăn đất, bọn cướp ngày, bọn hèn với giặc, ác với dân. Cũng không phải ngẫu nhiên gần 2 năm nay, người dân kháo nhau: đi ra gặp cường hào, đi vào gặp tham nhũng.

Rõ ràng đất nước đang trong tình thế bế tắc nặng nề. Tình hình không thể cứ thế này mà kéo dài được. Chỉ có một lối thoát là đảng phải trả lại quyền làm chủ cho nhân dân. Nhân dân thừa sức lập tổ chức chính trị mới để ganh đua bình đẳng với đảng CS. Nhân dân có quyền lập hội theo quy định của hiến pháp. Đó có thể là Hội Công dân Việt Nam, là đảng Dân chủ Việt Nam chẳng hạn, do vài trăm trí thức dấn thân đầu tiên sáng lập. Đảng này có thể gồm một số đảng viên CS cũ, đã hay vừa mới ra khỏi đảng, nay gia nhập đảng mới, theo quyền tự do của công dân được hiến pháp bảo vệ. Có một đảng mới xuất hiện, đảng CS sẽ có đối tượng ganh đua để tự xây dựng vững mạnh, gột rửa tệ lãng phí tham nhũng, bệnh quan liêu xa rời quần chúng, thói xấu tham danh lợi. Đời sống chính trị của đất nước sẽ sôi động, hoạt bát, khác hẳn trước. Báo chí tự do sẽ có tác dụng sâu sắc, chỉ phục vụ cho công luận, hướng dẫn công luận một cách khách quan công bằng, theo đúng luật.

Lúc ấy người công dân mới thật sự tự do, định kỳ dùng lá phiếu của mình để đắn đo lựa chọn người cầm quyền thay mặt cho mìmh, chấm dứt hẳn cái trò vô duyên “đảng chọn dân bầu“, cứ như đảng phải cầm tay mỗi công dân để chỉ bảo bỏ phiếu cho ai, một trò hề dai dẳng hơn nửa thế kỷ, làm trò cười cho báo chí thế giới. Lúc ấy cũng sẽ chấm dứt hẳn chuyện ù lỳ kỳ quặc là đảng CS sau khi trúng cử lần đầu năm 1946, vội lu loa là sẽ vĩnh viễn tại vị, không nhường ghế cho ai khác, phủ nhận một nguyên tắc cốt lõi của nền dân chủ là định kỳ tranh cử, cứ ba hay bốn năm phải bầu lại một lần, vì đảng này tốt thời gian này, hai ba năm sau rất có thể không còn tốt như trước nữa, cần thay thế bằng một đảng khác đáng tin cậy hơn. Tính ưu việt của nền dân chủ nằm ở đó. Nó kích thích cho mọi đảng phải luôn tiến bộ, tự vượt lên và ganh đua quyết liệt, có lợi cho đất nước. Thay phiên nhau là quy luật, là hơi thở của nền dân chủ.

Không có gì vô duyên hơn, khi nhân dân đã chán ngấy đảng, thậm chí không còn tin gì ở lãnh đạo, coi thường các quan chức đảng từ trên cao nhất, vậy mà bộ máy tuyên huấn vẫn nói lấy được là nhân dân vẫn tin yêu, quý trọng đảng mãi mãi. Cho đến khi tình hình đảng sa sút, bệ rạc quá rõ, cả trung ương mới phải họp bàn nhằm đối phó thì chậm quá rồi, không có biện pháp nào có hiệu quả. Con đường duy nhất cứu nước cứu đảng khỏi tan rã chỉ có thể là trả lại cho nhân dân quyền làm chủ, trưng cầu ý dân về một mô hình dân chủ có thực chất, ban bố luật về chính đảng, chuyển sang chế độ đa đảng trong trật tự và luật pháp, giữa niềm hân hoan của toàn dân. Cả thế giới tiến bộ sẽ chào đón tin này.

Những người lãnh đạo cộng sản có tâm và có tầm có thể tự hào khi tự nguyện từ bỏ tệ độc đoán sai lầm quá lâu để trở về với dân tộc, ganh đua với một vài đảng bạn bè khác trong sự bình đẳng tương kính, sát cánh với nhân dân xây dựng nền dân chủ đích thực. Lịch sử sẽ ghi đậm nghĩa cử cao đẹp ấy. Làm được như thế, toàn dân ta cũng đồng thời thực hiện hòa hợp và hòa giải dân tộc trong hòa bình và dân chủ, hòa nhập trọn vẹn với cộng đồng thế giới văn minh.

Được vậy, toàn dân ta cùng nhau thắng to. Đảng CS vẫn tồn tại, lột xác thành một đảng dân chủ, tiến bộ.

Một viễn cảnh trong tầm tay, không phải là ảo tưởng viễn vông. Miễn là ai cũng tự đánh thức lòng yêu nước đến mức cao nhất luôn tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam ta.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguồn VOA

Thủ tướng sẽ chủ trì họp về cưỡng chế ở Tiên Lãng

Chính phủ yêu cầu các bộ Tài nguyên, Nông nghiệp, Công an, Tư pháp có ý kiến tham mưu, đề xuất với Thủ tướng, còn Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phải chuẩn bị báo cáo cụ thể, đầy đủ về vụ việc.

Ngày 2/2, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp, Công an, Tư pháp, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư thành ủy và Chủ tịch UBND TP Hải Phòng về việc chuẩn bị cuộc họp vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng.

Theo đó, dự kiến trong tuần tới (6-10/2), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chủ trì cuộc họp với một số cơ quan chức năng ở trung ương và UBND TP Hải Phòng để chỉ đạo, giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng).

Nhà nằm ngoài khu vực cưỡng chế đã bị phá khiến vợ con và người thân anh Đoàn Văn Vươn phải ăn Tết trong căn lều dựng tạm. Ảnh: Quang Vinh.

Để chuẩn bị tốt cuộc họp trên, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên, Nông nghiệp, Công an, Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình và nội dung vụ việc để có ý kiến tham mưu, đề xuất với Thủ tướng.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phải chuẩn bị báo cáo cụ thể, đầy đủ theo yêu cầu của Thủ tướng hôm 15/1; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Hội Nông dân Việt Nam chuẩn bị ý kiến tham dự cuộc họp.

Trước đó ngày 15/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng), báo cáo Thủ tướng.

Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng.

Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

Nhìn nhận về việc giải tỏa cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

Tiến Dũng- vnexpress.net

Danh vọng và hạnh phúc

Ngày xưa, tại vương quốc xã hộị nọ một chàng kỵ sĩ tài giỏi và dũng cảm được nhà vua rất tinh yêu. Để thưởng cho công lao của chàng, đức vua bảo rằng sẽ ban tặng cho chàng một phần đất đai bằng với khả năng phi ngựa của chàng.

Không chút do dự, chàng kỵ sĩ nhảy lên lưng ngựa, lướt nhanh như tên bắng. Chàng phi mãi, phi mãi, luôn tay thúc ngựa chạy thật nhanh. Đói khát, mệt mỏi, chàng vẫn không chịu dừng lại để nghỉ ngơi.

Khi chinh phục được một vùng đất rộng bao la cũng là lúc chàng kỵ sĩ kiệt sức và gục ngã trên lưng ngựa. Trước lúc nhắm mắt, chàng nuối tiếc than thầm:”Hà cớ gì mình phải cố gắng đến kiệt sức như thế để rối khi xuôi tay nhắm mắt chỉ cần một mảnh đất nhỏ để chôn than?”.

Câu chuyện của chàng kỵ sĩ cũng giống như hành trình cuộc sống của nhiều người trong chúng ta. Có những người tự khoác lênh mình áp lực làm việc, có gắng kiếm thật nhiều tiền, quyền lực và sự ngưỡng mộ. Họ thờ ơ với sức khỏe, bỏ bê những khoảnh khắc hiếm hoi bên người thân, không cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh. Rồi đến khi kiệt sức vì công việc, họ mới nhận ra rằng mình không cần nhiều đến thế. Nhưng khi đó, họ không thề quay ngược thời gian để chuộc lại những gì đã mất.

Sưu tầm

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More