Wednesday, April 25, 2012

Trung Quốc “khoe” tàu sân bay


TT - Tân Hoa xã vừa tiết lộ những hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Một sự kiện đang được các nước trong khu vực và châu Á quan tâm. Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc nhận định con tàu này sẽ được triển khai để sẵn sàng cho các hoạt động quân sự tại biển Đông.

Trung Quốc đã mua lại tàu sân bay này với giá 200 triệu USD từ Ukraine vào năm 1998 khi nó mới được hoàn thiện phần khung (ngưng lại do hết tiền) trong một đợt bán đấu giá.
Từ “nhà hàng - khách sạn nổi”...
Theo các nguồn tin của Trung Quốc, ban đầu Chính phủ Trung Quốc có ý định cải tạo con tàu thành một nhà hàng - khách sạn nổi cao cấp, nhưng rồi lại thay đổi ý định và cải tạo thành tàu sân bay như hiện nay.
Con tàu có tên ban đầu là Varyag, tải trọng 67.500 tấn và đã được đem về cảng đóng tàu Đại Liên (Liêu Ninh) từ năm 2002. Theo Tân Hoa xã, nó có tên mới là Shi Lang (Thi Lang) - tên của người chỉ huy chiến dịch quân sự Đài Loan năm 1681. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á hạ thủy tàu sân bay. Tàu có thể sẽ chạy thử vào ngày 23-4-2011 nhân kỷ niệm ngày thành lập hải quân Trung Quốc và kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921-2011).
Trước sự kiện này, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc bình luận: “Các nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc giờ lại phải bận rộn với việc tự phòng vệ”. Năm 2010, Nhật Bản đã đưa ra hướng dẫn chính sách quốc phòng mới, trong đó nhấn mạnh cần phải tăng cường số lượng tàu ngầm. Mỹ đến nay vẫn chưa có phản ứng nào chính thức.
Nhưng ngay từ cuối năm 2010, Mỹ đã tăng số lượng tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương do hạm đội 7 kiểm soát từ một tàu lên ba tàu. Ấn Độ, nước cực kỳ nhạy cảm với những động thái quân sự của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, cũng đã mua ba tàu sân bay và có kế hoạch mua tàu sân bay 44.000 tấn có tên Đô đốc Gorshkov từ Nga với giá 1,2 tỉ USD.
...Đến “bảo vệ lãnh hải mở”?
Vẫn theo tờ Chosun Ilbo, từ năm 2009 Trung Quốc đã chuyển chiến lược hải quân từ bảo vệ lãnh hải sang “bảo vệ các khu vực lãnh hải mở” và tìm cách mở rộng không gian chiến lược của mình ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã triển khai ba tàu hải quân ở vùng biển của Somalia từ năm 2008 và thực hiện hàng loạt cuộc tập trận hải quân quy mô rộng từ tháng 4-2010. Một chuyên gia về chính trị quốc tế tại Đại học Bắc Kinh cũng nhận định: “Vào thời điểm các lợi ích của Trung Quốc xuất hiện ở khắp mọi ngõ ngách thì lợi ích quốc gia của Trung Quốc sẽ không thể chỉ giới hạn ở vùng lãnh hải của mình. Cần có tàu sân bay để mở rộng hoạt động ra khắp thế giới”. Việc Trung Quốc có tàu sân bay là để đảm bảo an toàn cho các con đường nhập khẩu dầu từ Trung Đông sau nhiều lo ngại liên quan tới an ninh năng lượng tại các vùng biển ảnh hưởng của Mỹ.
Theo New York Times, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu lớn dầu khí (60% nhu cầu), các sản phẩm nguyên liệu thô và xuất các sản phẩm thành phẩm từ các nước Tây Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latin và cả Caribê.
Với việc Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay, so sánh về tương quan quyền lực và sức mạnh hải quân ở Đông Bắc Á cũng sẽ thay đổi. Một tàu sân bay mang theo một nhóm từ 5-8 tàu hộ tống, gồm tàu trang bị hệ thống điều khiển vũ khí và công nghệ cao Aegis, tàu khu trục và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nếu Thi Lang được triển khai ở vùng biển phía tây, hầu hết không phận của Hàn Quốc sẽ nằm trong phạm vi hoạt động của các máy bay chiến đấu đậu trên tàu sân bay Thi Lang. Tàu sân bay của Trung Quốc cũng sẽ mang theo các trực thăng lắp đặt hệ thống rađa cảnh báo sớm, cho dù tầm hoạt động ngắn hơn so với các máy bay E-2C của Mỹ.
Sân tập?
Báo Chosun Ilbo cho biết ở thời điểm này, Thi Lang sẽ được sử dụng làm nơi thử nghiệm công nghệ máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay, trong khi Trung Quốc phát triển các chiến lược đánh trận liên quan tới tàu sân bay. Dựa vào kinh nghiệm tàu Thi Lang, Trung Quốc hoàn thiện các tàu sân bay “cây nhà lá vườn” đang đóng ở Thượng Hải và dự kiến hạ thủy vào năm 2015 hoặc 2016. Chosun Ilbo cho biết Trung Quốc cũng có kế hoạch phát triển tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào năm 2020.
Phó đô đốc đã nghỉ hưu của Ấn Độ Pradeep Kaushiva cho báo DNA (Ấn Độ) biết một tàu sân bay của Trung Quốc không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng tất cả thành phần tham gia vào cuộc chơi hải lực này lại rất đáng quan tâm và chú ý. “Việc triển khai hoạt động của một tàu sân bay ở quy mô hoàn chỉnh từ Trung Quốc sẽ là sự thay đổi rất lớn trong bối cảnh quân sự”.
Sau thời gian thử nghiệm, có thể tàu Thi Lang sẽ chính thức hoạt động vào năm 2015. Trước mắt, Thi Lang sẽ cho phép Trung Quốc có thể dịch chuyển không lực ra xa bờ hơn để có khả năng hoạt động nhiều hơn ở biển Đông.
Thi Lang cần được thử nghiệm trong khoảng hai năm, sau đó cần ít nhất tám năm để thử nghiệm rađa và hệ thống vũ khí như máy bay tàng hình J-15, các máy bay cảnh báo sớm và các loại vũ khí khác trên tàu. Báo cáo của Công ty an ninh toàn cầu Stratfor cho rằng sự ra mắt của tàu sân bay mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là khả năng quân sự, để chứng tỏ cho thế giới thấy Trung Quốc thật sự không còn là nước ở “mâm dưới” nữa không chỉ về kinh tế mà còn cả về quân sự.
KHỔNG LOAN-tuoitrenews

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".
Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn".
Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.
Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.
“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.
Hiện chưa có thông tin cụ thể nào được xác nhận về chuyện chống đối cũng như các biện pháp áp dụng bắt buộc.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.
Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng


Xung quanh Ecopark ở Văn Giang

Ruộng của nông dân bị thu để xây 'đô thị sinh thái, nhiều màu xanh'
Dự án Ecopark được quảng cáo mạnh tại Việt Nam hiện trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.
Theo báo chí Việt Nam, từ năm 2004 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án được ca ngợi là “khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc”, cho thấy Hưng Yên đã có nhiều năm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng.
Vụ cưỡng chế đẩ̉̀y bạo lực xảy ra chỉ ra với một phần không lớn của dự án khổng lồ Bấm Ecopark được cho là chiếm một diện tićh 500 ha đất.
Ecopark là gì?
Theo AFP hôm 24/4, Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.
Theo các trang web rao bán bất động sản cao cấp tại Việt Nam, toàn bộ khu đô thị Ecopark được mô tả là “không gian lý tưởng để tận hưởng cuộc sống”, với hàng loạt loại biệt thự, chung cư cao cấp, và nhà phố.
Có vẻ như chủ đề ‘môi sinh’ và ‘màu xanh’ được quảng bá mạnh với các tên như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ đặt cho các khu bất động sản đắt giá.
"Doanh nghiệp không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ" Ecopark quảng cáo về dự án ở Văn Giang
Báo chí trong nước cũng nói Việt Hưng được giải "Công trình kiến trúc xanh Việt Nam năm 2012" do Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn và trao tặng.
Tất cả nhằm phục vụ cho một đối tượng khách hàng thuộc giai cấp giàu có đang lên tại Việt Nam, nhấn mạnh vào các nhu cầu hướng ngoại của họ như mua “hàng hiệu đẳng cấp, nhu cầu giải trí ẩm thực”.
Trang web chính của Ecopark cũng quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.
Trang này cũng quảng cáo rằng mục tiêu của họ là phục vụ cộng đồng dân cư xung quanh.
Họ cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của chính phủ, công ty Việt Hưng đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu USD để "hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân".
Việt Hưng là đối tác của Savills, một tập đoàn bất động sản hàng đầu cũng của Anh đã có mặt tại Việt Nam từ thập niên 1990.
Theo báo bất động sản Việt Nam thì Savills đã ký thỏa thuận với Việt Hưng để nắm “độc quyền bán khu nhà ở” thuộc Ecopark, theo một ký kết từ cuối 2009.
'Phục vụ cộng đồng?'
Về quan hệ với địa phương, dự án Ecopark cũng cam kết "không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ," theo trang web của họ.
Nhưng vụ cưỡng chế lớn chưa từng có từ nhiều năm qua tại Việt Nam hôm 24/4 cho thấy tuyên bố của Ecopark rằng "chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu", đã̉ không thuyết phục được cả nghìn người dân Văn Giang.
Cho dù tranh chấp về tiền bồi thường chưa giải quyết được, hành động đưa vào hàng nghìn công an để giải toả mặt bằng bấ́t chấp sự kháng cự đông đảo của nông dân cho thấy vấn nạn của chính quyền khi chọn vị thế ủng hộ cho Ecopark.
Về doanh nghiệp này, dù được sự hỗ trợ hết mình của chính quyền trung ương, địa phương, các "đại gia" về tài chính cùng các đối tác quốc tế, Ecopark chưa giải được bài toán bảo vệ thương hiệu của họ với dư luận.
 Theo BBC

Dùng vũ lực mạnh với dân Văn Giang




Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, BBC tìm hiểu phản ứng và ý kiến của người dân và một số nhà quan sát.
Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark.
Một số hành ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng.
Trong một video gần 10 cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí.
Sau đó có nhiều tiếng ổn ào và có tiếng nổ.
'Dân sẽ trắng tay'
Bà Lê Hiền Đức, một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang.
“Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi.”
"Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời."Bà Lê Hiền Đức
Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân.”
“Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.”
"Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.
Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi."
Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.
“Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời.”
Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.
"Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân."
"Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.
"Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an."
"Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man."
Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.
Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang.”
“Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay.”
“Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành.”
“Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?.”
“Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”
Trao đổi với BBC, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động cưỡng chế.
Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.
LS Quân cho biết ông không nắm trong tay các hồ sơ, thủ tục thu hồi và cưỡng chế đất của chính quyền Văn Giang nên không biết rõ liệu các quyết định này có hợp pháp hay không, tuy nhiên ông đặt câu hỏi về hành vi của công an.
Xâm phạm thân thể
Hưng Yên dùng tới hàng ngàn cảnh sát để trấn áp dân Văn Giang
“Họ đánh rất nặng và dã man,” ông nói, “Điều này hoàn toàn sai pháp luật vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể rất rõ.”
"Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội." Luật sư Lê Quốc Quân
Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.
Luật sư Quân viện dẫn logic luật pháp để giải thích điều này: “Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội.”
Ông cũng không cho rằng người dân Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh chỉ một người.
“Nói họ (nông dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai vì họ chỉ có một (đối đầu với công an) và họ rất hiền lành,” ông nói.
Ông cho biết pháp luật không quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.
Ông cũng nhận thấy một điểm ‘sai’ trong quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang là đã không cho phép người dân thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để bồi thường theo giá thị trường vì đất đai của họ bị thu hồi cho mục đích thương mại của tư nhân chứ không phải mục đích an ninh quốc phòng.
Theo BBC


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More