Thursday, December 22, 2011

Kim Jong-il: Bạo chúa mê điện ảnh


Một trong những điều gây ngạc nhiên nhất về Kim Jong-il là tình yêu của ông dành cho điện ảnh.
Có tin nói ông sở hữu tới hơn 20 nghìn băng video và đĩa DVD.

Elizabeth Taylor là một trong những nữ diễn viên được ông yêu mến nhất.

“Điện ảnh đóng một vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của nghệ thuật và văn học. Đó cũng là vũ khí tư tưởng rất mạnh mẽ cho cách mạng và kiến thiết.”

Kim Jong-il viết những dòng trên vào năm 1987 trong bài tiểu luận Điện ảnh và Đạo diễn.

Bắt cóc

Năm 1978, rất lâu trước khi kế nghiệp cha mình Kim Nhật Thành, ông đã ra chỉ thị bắt cóc một đạo diễn rất nổi tiếng của Nam Hàn.

Shin Sang-Ok bị bắt cóc trong một chuyến đi tới Hong Kong. Các điệp viên đẩy ông vào chiếc xe ô tô đang chờ sẵn, tròng túi lên đầu, bọc vào ni lông rồi vận chuyển ông ta tới Bình Nhưỡng.

Ông bị giam ở một trại tù nam trong suốt mấy năm và bị ép phải sống trong điều kiện ăn kiêng kham khổ bằng “cỏ, muối và cơm”, là hình phạt cho tội có ý định vượt ngục.

Sau bốn năm ông bỗng dưng được thả và cho gặp lại vợ, Choe Eun-hui, trong một buổi tiệc lớn của nhà nước.

Trong tự truyện của mình, Shin nhớ lại một cuộc trò chuyện với Kim Jong-il khi đang uống đồ uống nhẹ trong buổi tiệc.

“Các nhà làm phim của miền Bắc chỉ làm phim chiếu lệ,” Kim nói, lúc đó ông đang giữ chức Bộ trưởng bộ văn hóa. “Họ chẳng có ý tưởng mới nào”.

Như thế, Shin và Choe trở thành các nhà làm phim cho chế độ này.

Trong số bảy bộ phim mà họ thực hiện theo chỉ đạo của Kim, có Pulgasari là phiên bản cộng sản của bộ phim Godzilla, và một phim truyện trong đó lần đầu tiên có cảnh hôn nhau được chiếu của đất nước này.

Tình thế của họ lúc đó không mấy dễ chịu – họ bị giam lỏng tại nhà riêng những lúc không ở trường quay. Nhưng Shin nói ông có quyền tiếp cận đặc biệt với người thích ẩn dật Kim Jong-il.

“Ông ta nghe tôi bởi vì chúng tôi đến từ Nam Hàn,” Shin trả lời báo The Guardian năm 2003. Ngay cả khi chúng tôi chỉ trích, ông ta cũng muốn chúng tôi phải nói thật. Nếu là người khác thì có lẽ đã bị xử tử vì nói ra những sự thật như thế.”

Shin và vợ cuối cùng cũng trốn được trong một chuyến đi thăm Vienna năm 1986, không lâu sau khi hoàn thành bộ phim Pulgasari.

Bộ phim về quái vật này là một trong số rất ít phim Bắc Hàn được phát hành quốc tế (có thể xem được trên You Tube) và được công bố hoàn chỉnh với nhà sản xuất chính là Kim Jong-il.

Thẩm mỹ

Sự đón nhận của quốc tế nằm rất thấp trong danh sách ưu tiên của Kim Jong-il.

Truyền bá hình ảnh của một Bắc Hàn thành công, trật tự, thịnh vượng luôn mới là mục tiêu chính của ông.

Sự quản lý siêu chi tiết của Kim đối với ngành công nghiệp phim còn lan tới cả phòng phụ trách nghệ thuật.

“Là nữ diễn viên, bọn họ ép tôi phải mặc cái này và không được mặc cái kia,” Kim Hye Young, ngôi sao một thời của điện ảnh Bắc Hàn, đã trốn khỏi đất nước trong những năm 1990.

Những người ra đi khỏi Bắc Hàn cho thấy phần nào thẩm mỹ cá nhân về phim của Kim.

“Kim Jong-il cũng giống như bất kỳ người đàn ông trẻ nào khác. Ông thích phim hành động, phim sex và phim kinh dị,” Shin Sang-Ok trả lời BBC năm 2003.

“Ông ta cũng thích những người phụ nữ mà hầu hết cánh đàn ông ưa thích, ông ta cũng thích James Bond.”

Trên một tờ báo khác, Shin liệt kê danh sách phim được Kim chuộng nhất là Thứ Sáu Ngày 13, Rambo và các phim hành động của Hong Kong.

Ông cũng nói với tờ Seoul Times rằng nam diễn viên yêu thích nhất của vị lãnh đạo là Sean Connery, và nữ diễn viên Elizabeth Taylor.

Phim phương Tây đầu tiên được chiếu rộng rãi ở Bắc Hàn là Bend It Like Beckham, được chiếu cho 12 nghìn người ở Liên hoan Phim Pyongyang năm 2004.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright cũng lượm lặt được một số thông tin về thói quen của fan điện ảnh người Triều Tiên này trong một chuyến đi thăm quốc gia vào năm 2000.

Theo tờ New York Times, Kim hỏi Albright xem bà có xem bộ phim mới nào không.

Khi bà trả lời “Gladiator”, Kim nói ông đã xem phim Amistad của Steven Spielbergh và tả rằng phim này “rất buồn”.

Nhưng chân dung chế độ của Kim ở Hollywood lại không được ưa chuộng lắm.

Khi người thương mến của ông, James Bond bị bắt giữ và tra tấn khi thi hành một nhiệm vụ ở Bắc Hàn trong bộ phim Die Another Day, nhà nước gọi bộ phim này là “xúc phạm đến quốc gia người Triều Tiên”.

Nhưng sự cay độc nhất là phim Team America: World Police của Trey Parker và Matt Stones, trong đó có hình rối của Kim Jong-il nhại cách phát âm ngọng của người Triều Tiên, ngồi bên đàn piano hát: “Tôi thật cô đơn.”

Bài hát nhại về một nhân vật lãnh đạo rỗng tuếch và đơn độc, đối với rất nhiều người phương Tây, là ấn tượng chủ đạo về Kim Jong-il.

Kim có thể không chấp nhận biếm họa. Nhưng chắc chắn ông ta là người biết trân trọng sức mạnh tác động của điện ảnh đến con người.

Theo BBC

VN đón lãnh đạo TQ với ‘cờ thừa sao’


Việt Nam đã mang sai cờ Trung Quốc trong một nghi lễ đón Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại thủ đô Hà Nội.

Các tấm ảnh thiếu nhi vẫy cờ thừa sao, với sáu sao thay vì năm, tại Phủ Chủ tịch vào hôm thứ Tư đã gây bức xúc tại Việt Nam.

Ông Tập Cận Bình tới Việt Nam trong chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước láng giềng.

Cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có màu đỏ với bốn ngôi sao nhỏ màu vàng cuốn quanh một ngôi sao lớn hơn ở phía góc của cờ.

Lời bình trên các diễn đàn trực tuyến của người Việt yêu cầu có lời giải thích.

Một blogger viết đây là một "sai sót ngoại giao trầm trọng".

Một số người cũng hỏi lý do tại sao Trung Quốc đã không hỏi gì về việc Việt Nam mang cờ sai như vậy.

Cựu Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường mô tả điều ông gọi "đây là sự dốt về lễ tân, thiếu chuẩn mực, thiếu cẩn thận, có thể gây hậu quả vô cùng xấu".

Nhà chức trách Việt Nam hiện vẫn chưa bình luận gì về sự cố này.

Trong một chương trình thời sự hồi tháng Mười năm nay, Đài truyền hình Việt Nam cũng đã để một lá cờ Trung Quốc bị thừa sao trong lúc người dẫn chương trình đọc bản tin.

Một sự cố tương tự cũng xảy ra ở Ấn Độ, trong một buổi lễ chính thức đón một phái đoàn Trung Quốc tới Delhi năm 2006 - lá cờ Trung Quốc cũng có sáu sao thay vì năm.

Theo BBC

Cặp vợ chồng có thể có nhiều quyền lực tại Bắc Triều Tiên


Cái chết đột ngột của lãnh tụ Kim Jong Il làm cho thế giới chú trọng đến người con trai không có kinh nghiệm của ông ta. Tuy nhiên việc thành công của tiến trình chuyển tiếp có thể phụ thuộc vào người cô và người chú của Kim Jong Un là Jang Song Taek và Kim Kyong Hui.

Kim Jong Il bắt đầu cử người em rể Jang Song Taek làm phó chủ tịch cơ quan lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên vào năm 2009. Việc tiến cử ông Jang, 65 tuổi, vào chức vụ Ủy viên Quốc phòng khiến ông này trở thành nhân vật số hai tại Bắc Triều Tiên.

Ông Kim Jong Il sau đó phong quân hàm đại tướng 4 sao cho người em gái duy nhất còn sống, Kim Kyong Hui, vào tháng 9 năm 2010. Bà này thường xuyên tháp tùng lãnh tụ độc tài trong những chuyến đi trong nước.

Nhà độc tài quá cố cũng phong quân hàm đại tướng 4 sao cho người con út vào năm ngoái, một chỉ dấu cho thấy Kim Jong Un được chuẩn bị để thay thế cha. Tuy nhiên Kim Jong Un, tuổi gần 30, thiếu kinh nghiệm để điều hành đất nước nếu không có sự giúp đỡ, đặc biệt của cô chú.

Ông Choi Jin-wook, giám đốc nghiên cứu về Bắc Triều Tiên tại Viện Triều Tiên Thống nhất Quốc gia ở Seoul, nói Kim Jong Un không thể trở thành nhà lãnh đạo chính thức cho đến khi ông được bổ nhiệm vào một số chức vụ của người cha quá cố.

Ông Choi nói: “Ông phải giữ những chức vụ của ông Kim Jong Il, chẳng hạn như Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, và chủ tịch quân ủy trung ương của đảng, và chỉ huy tối cao Quân đội Nhân dân Triều Tiên.

Ông Choi nói với Đài VOA là thân nhân của Kim Jong Il và quân đội ủng hộ việc chuyển tiếp, nhưng ít có lựa chọn nào khác.

Ông Choi nói: “Không có một lý lẽ nào đối với những người này để thách thức tiến trình thừa kế của Kim Jong Un. Họ phải làm như vậy. Nếu họ thách thức việc chuyển quyền, họ phải chịu may rủi đối với sinh mạng của họ.”
Ông Choi hy vọng giới ưu tú Bắc Triều Tiên thi hành việc chuyển tiếp trong năm tới để đảm bảo sự sống còn của họ trong khung cảnh một quốc gia cô lập và nghèo đói.

Ông Choi nói ông Jang Song Taek sẽ là cố vấn chính yếu của người cháu trong việc thừa kế, trong khi bà Kim Kyong Hui sẽ đóng một vai trò khác.

Ông Mike Kulma, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Hiệp hội châu Á tại New York nói bà cô và ông chú này sẽ là lá chắn của Kim Jong Un chống lại những đối thủ khi việc chuyển tiếp được tiến hành:

“Có chú là phó chủ tịch của Ủy ban Quốc phòng, đưa cô vào một chức vụ quan trọng hơn, theo tôi có lẽ là phương thức để bảo vệ ông này tiến tới, không phải để thách thức Kim Jong Un, và ngăn ngừa những người khác thách thức ông này.”

Tuy nhiên cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Triều Tiên Christopher Hill nói người chú có thể không ở trong vị thế là người bảo vệ Kim Jong Un trong một thời gian dài:

“Bạn có thể nghĩ tới kịch bản ông Jang Sung Taek sẽ nổi lên, không phải là người đỡ đầu cho Kim Jong Un, nhưng là một đối thủ của Kim Jong Un. Dù sao, Jang Sung Taek đã ở trong cuộc chơi này một thời gian dài, ông biết nhiều chuyện, do đó việc ông cứ phải đóng vai trò giải thích cho cậu cháu này mọi chuyện có thể gây cho ông nhiều thiệt hại hơn là những gì ông sẵn sàng chấp nhận.”

Ông Choi thuộc Viện Triều Tiên Thống nhất Quốc gia đồng ý không thể loại trừ việc tranh chấp quyền hành một khi việc thừa kế hoàn tất. Ông nói thêm một sự tranh chấp như vậy có thể tạo nên những cuộc biểu tình đông đảo và ngay cả đảo chánh nữa.
Nguồn VOA

Acer sắp giới thiệu Ultrabook 15 inch giá 699 USD


Hiện nay, trên thị trường hầu như chỉ xuất hiện các dòng Ultrabook 13,3 inch, trừ Acer Aspire S3 có màn hình 11 inch, và Samsung Series 5 14 inch. Do đó, việc tìm mua Ultrabook màn hình lớn hơn là điều không thể.

Từ nguồn tin Pegatron Technology, một hãng sản xuất màn hình máy tính xách tay, báo DigiTimes cho rằng Acer sẽ ra mắt Ultrabook 15 inch với giá khoảng 699 đô la Mỹ (~14 triệu đồng).

Đây là tin tuyệt vời cho người dùng, vì trước đây nhiều nhà sản xuất nói rằngrất khó để sản xuất Ultrabook giá dưới 1.000 đô la Mỹ (~21 triệu đồng).

Tuy nhiên, Ultrabook 15 inch có thể không đáp ứng thông số kỹ thuật thiết kế của Intel về khối lượng và độ dày. Samsung Series 5 14 inch bị chỉ trích vì mang tên Ultrabook nhưng lại có khối lượng đến 1,81kg, dày 2,16cm. Do đó Ultrabook 15 inch sẽ khó có kiểu dáng siêu mỏng, siêu nhẹ như đúng tên gọi của nó.

Nguồn pcworld.com.vn

Wednesday, December 21, 2011

Ông Tập Cận Bình bắt đầu thăm Việt Nam

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày, tới 22/12.

Ông Tập là nhân vật được trông đợi sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong hai cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước.

Chuyến thăm Hà Nội lần này của ông được nhiều người trong giới quan sát cho là phép thử cho tài xử lý một trong các quan hệ phức tạp nhất trong tương quan với Trung Quốc ở khu vực.

Trong ngày thứ Tư 21/12,


Sau đó, ông có cuộc gặp mặt với ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Anh, người từng giữ chức Bộ trưởng Công an.giống như các lãnh đạo nước ngoài khác, ông Tập đã đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm nhà sàn của ông Hồ.

Hai ông đã chứng kiến lễ ký nhiều dự án hợp tác Việt-Trung, trong đó có thỏa thuận cho Việt Nam vay 200 triệu đôla để phát triển cơ sở hạ tầng.

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình còn có hội đàm với Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Ông cũng đã hội kiến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, và theo kế hoạch sẽ tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông Dũng trở về Việt Nam từ Miến Điện vào hôm thứ Năm 22/12.

Quan hệ nhạy cảm

Ông Tập Cận Bình, 58 tuổi, là nhân vật tiêu biểu trong thế hệ lãnh đạo th

ứ 5 của Trung Quốc.

Ông là con trai của cố Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, người được cho là có quan hệ gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Báo chí trong nước Việt Nam cho đến chiều thứ Tư vẫn không có tin bài gì đáng kể về chuyến thăm của ông Tập, chỉ dấu cho thấy một sự cẩn trọng trong việc đưa tin về chuyến thăm rất quan trọng nhưng diễn ra vào thời điểm cũng rât nhạy cảm trong quan hệ hai nước.

Các kênh chính thống của Việt Nam mới đây loan báo việc ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam là để nối tiếp chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh hồi tháng Mười, mà sau đó hai bên tuyên bố quan hệ Trung-Việt đã được 'cải thiện' rõ rệt.

Trong chuyến đi Trung Quốc 11/10-15/10 của ông Trọng, hai bên đã thống nhất sáu nguyên tắc cơ bản để gi

ải quyết tranh chấp Biển Đông, trong đó nhấn mạnh việc 'lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng'.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng trong bài phát biểu trước các lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội, ông Tập Cận Bình nh

ắc lại truyền thống bạn bè hữu nghị lâu đời giữa hai bên, và nói ông mong muốn quan hệ hai bên tiếp tục được thúc đẩy và phát triển.

Văn bản bài phát biểu mà báo Trung Quốc có được cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc, đã tăng trưởng vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và cho đây là điểm chung để hai đảng tiếp tục thắt chặt hợp tác.

Giới bình luận cho rằng Trung Quốc đang có các nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực, nhất là với khối Asean, để đối trọng với hiện diện ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở châu Á -Thái Bình Dương.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Giáo sư Chu Vĩnh Sinh từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc nói: "Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cho thấy Trung Quốc đặt tầm quan trọng đặc biệt lên quan hệ với các nước Asean, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ đang tăng cường hiện diện trong khu vực và sử dụng tranh chấp Biển Đông để làm cầu nối lại gần một số quốc gia".

"Trung Quốc lo ngại rằng những quốc gia đó sẽ chú trọng Mỹ hơn nếu như Bắc Kinh không có vai trò tích cực gì hơn trong khu vực."

Cũng có chuyên gia bình luận rằng ông Tập sẽ chia sẻ một số thông tin về quá trình chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc với phía Việt Nam.

Trọng tâm kinh tế

Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Hà Nội, ông phó chủ tịch Trung Quốc đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận cho vay giữa Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng đầu tư Phát triển (BIDV) của Việt Nam.

Theo đó, phía Trung Quốc cho BIDV vay 200 triệu đôla trong 5 năm để giúp một số dự án phát triển, trong đó có các lĩnh vực năng lượng và viễn thông.

Đây là khoản vay thứ hai mà Trung Quốc dành cho BIDV, lần thứ nhất vào năm 2010 trị giá 100 triệu đôla.

BIDV thuộc hoàn toàn sở hữu của Nhà nước Việt Nam.

Quan hệ giao thương Việt Nam-Trung Quốc mấy năm gần đây phát triển mạnh, tuy cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.

Thương mại hai chiều hiện đang ở mức 31,7 tỷ đôla.

Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong suốt bảy năm nay, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất.

Các công ty Trung Quốc đầu tư khoảng 1,02 tỷ đôla vào Việt Nam.

Nguồn BBC

Bắc Hàn nguyện trung thành với lãnh tụ


Báo chí Bắc Triều Tiên tuyên thệ trung thành với lãnh tụ mới Kim Jong-un sau khi cha ông là ông Kim Jong-il qua đời.

Linh cữu của ông Kim Jong-il hiện đang để tại thủ đô Bình Nhưỡng, trog khi người dân tiếp tục thương khóc ông trên đường phố.

Truyền thông nhà nước nay ca ngợi ông Kim Jong-un, 27 tuổi, là "lãnh đạo xuất chúng của đảng, quân đội và người dân chúng ta".


Lãnh sự Anh quốc tại Bình Nhưỡng, Barnaby Jones, nói ông Kim Jong-un nay trực tiếp chào đón ngoại giao đoàn, chỉ dấu cho thấy có thể ông thực sự đã nắm quyền.Hoa Kỳ đã kêu gọi Bắc Hàn "theo con đường hòa bình".

Thế nhưng phóng viên BBC John Sudworth có mặt tại Seoul nhận định rằng trong khi quá trình chuyển giao đã định trước theo kiểu Stalin đang diễn ra thì một câu hỏi vẫn chưa được trả lời là vị tân lãnh tụ còn trẻ tuổi nắm trong tay bao nhiêu phần quyền lực.

Ông Kim Jong-il qua đời hôm 17/12 vì bệnh tim ở tuổi 69. Báo chí Bắc Hàn nói nguyên do là ông lam việc quá sức. Lễ tang của ông sẽ được tổ chức ngày 28/12.

'Hải đăng hy vọng'

Hôm thứ Hai, ông Kim Jong-un đã chủ trì một lễ mặc niệm trang trọng,

dẫn đầu dòng người đi qua linh cữu của cha ông, nằm trong một tủ kính bên trong lăng của cố Chủ tịch Kim Il-sung.

Các báo Bắc Triều Tiên đã đăng nhiều bài ca ngợi "Người kế nhiệm vĩ đại", mô tả ông như "ngọn hải đăng của hy vọng" cho đất nước đang đắm chìm trong "biển đau thương tang tóc".

Lee Jin-hyang, công nhân nhà máy Dệt Bình Nhưỡng, khi tới viếng ông Kim Jong-il, đã phát biểu: "Chúng tôi sẽ phấn đấu noi theo đồng chí Kim Jong-un và chúng tôi tuyên thệ điều này trước mặt đồng chí".

Một người lính, Pak Chol-yong, thì được hãng thông tấn nhà nước trích lời nói: "Chúng tôi sẽ tận tụy bảo vệ Đại tướng Kim Jong-un, muôn lòng như một xung quanh Đại tướng".

Hãng KCNA cũng đưa ra các bức hình chụp những đoàn người đang tập hợp ti

ếc thương ông Kim Jong-il tại các nơi công cộng ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Phóng viên của chúng tôi nói một số người đang kêu khóc trên đường phố dường như xúc động thật sự.

Rafael Wober, phóng viên hãng thông tấn Associated Press, một trong số ít phóng viên nước ngoài được phép vào Bình Nhưỡng, mô tả những gì xảy ra khi người dân nghe tin vào hôm thứ Hai:

"Tin đưa ra khiến mọi người hoàn toàn kinh ngạc. Khi bước ra hành lang, ngay lập tức tôi thấy nhân viên khách sạn kêu khóc, rồi trong quán ăn và cửa hàng dưới sảnh, người ta cũng khóc lóc thảm thiết."

Một trong những người từng trốn khỏi Bắc Hàn, nay sống tại Seoul, nhớ lại cảnh tượng tương tự xảy ra năm 1994, khi Chủ tịch Kim Il-sung qua đời, và ngỏ ý nghi ngờ những gì ông chứng kiến hiện nay.

Ông này nói: "Nhiều người không khóc được ở chốn công cộng, nên phải tự bấu vào tay để bật khóc".

Trước khi qua đời, ông Kim Jong-il đang trong quá trình chuẩn bị cho con ông trở thành lãnh đạo tương lai của đất nước.

Thế nhưng công việc chưa được hoàn tất, và giới phân tích sợ rằng cái chết của ông Kim sẽ dẫn đến một thời kỳ bất ổn trong đất nước vốn đã bị quốc tế cô lập này.

Lo ngại lớn là ông Kim Jong-un, vốn chưa đầy 30 tuổi và chưa được nhiều người biết tới, chưa có đủ bản lĩnh chính trị để cầm quyền.

Phóng viên của chúng tôi cho rằng khả năng đáng lo ngại là sẽ có tranh giành quyền lực trong nội bộ gia đình họ Kim cũng như với các tướng lĩnh trong quân đội.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton mới đây tuyên bố Mỹ sẵn sàng giúp người dân Bắc Hàn nhằm kiến tạo an ninh lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Các nước trong khu vực cũng đang cấp tốc họp để bàn về các diễn biến có thể xảy ra sau cái chết của ông Kim Jong-il.

Nam Hàn, vốn đã ra lệnh báo động cho quân đội khi nghe tin ông mất, cũng đã gửi lời chia buồn tới người dân miền Bắc.

Khi ông Kim Il-sung qua đời năm 1994, Nam Hàn không gửi lời chia buồn, khiến quan hệ đôi bên căng thẳng một thời gian dài.

Nguồn : BBC

Monday, December 19, 2011

Việt Nam: Lợi dụng hạn chế của luật pháp để bắt người đi “cải tạo“


Để tìm hiểu về vấn đề này, RFI phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, Tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế, có trụ sở tại Frankfurt (Đức).

1- Xin ông cho biết các nhận định của ông về việc chính quyền Việt Nam tiến hành cưỡng chế một số công dân vào giam giữ tại một số trại "cải tạo", được gọi là "cơ sở giáo dục", mà không thông qua xét xử tại tòa án, trong thời gian gần đây ?

- Trước hết tôi xin có nhận định về trường hợp của bà Bùi Thị Minh Hằng là một Blogger và một người tham gia hầu hết các cuộc biểu tình phản đối hành vi xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.

Trong thông cáo báo chí ra cách nay hơn 1 tuần Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế đã cực lực phản đối việc giam giữ này và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho bà Hằng. Trong vụ này, Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (CƯQTQDS&CT) mà Việt Nam là một thành viên từ năm 1982. Việt Nam đã không tuân thủ điều 9 qui định việc cấm giam giữ độc đoán và điều 19 qui định về quyền tự do ngôn luận của Công ước này.

Uỷ Ban Nhân quyền LHQ, là cơ quan LHQ giám sát việc thi hành công ước nói trên, vừa mới công bố bản nhận định về quyền tự do ngôn luận theo điều 19. Theo bản nhận định này, thì rõ ràng bà Hằng bị xâm phạm quyền tự do có quan điểm riêng là một trong những nhân quyền bất khả xâm phạm của công ước, nghĩa là nó không thể bị tước đoạt hoặc giới hạn trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù đó là hoàn cảnh của một nước có chiến tranh. Chúng ta cần khẳng định rằng với quyền tự do có quan điểm riêng này, bà Hằng có quyền mặc áo, dương biểu ngữ, phát truyền đơn ở ngoài đường hay nộp đơn khiếu nại hoặc tố cáo. Vì nếu không có những cách bày tỏ này thì quyền tự do có quan điểm riêng sẽ không còn có ý nghĩa gì nữa. Việt Nam thường tuyên bố tôn trọng quyền tự do quan điểm và đã ra Luật tuân thủ Điều ước Quốc tế thì chúng tôi đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện đúng đắn các cam kết quốc tế.

Tổ chức chúng tôi rất lo ngại khi thấy chính quyền Việt Nam dùng mọi phương cách, kể cả các cách thức phi pháp, để giới hạn các nhân quyền căn bản. Phạt hành chính bằng số tiền rất lớn hay bắt đưa đi cải tạo là những phương thức nhằm giới hạn các quyền tự do căn bản ở Việt Nam. Bà Hằng hay gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn là 2 trường hợp nổi bật, nhưng chúng tôi còn biết rất nhiều trường hợp khác cũng đang bị đe dọa về công ăn việc làm hoặc an toàn thân thể như : Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), Lê Dũng, Nguyễn Văn Phương, v.v… Chúng tôi thấy những việc làm này nằm trong một kế hoạch vi phạm nhân quyền có hệ thống.

2- Ở Việt Nam, có một quan điểm khá phổ biến cho rằng, quan niệm về nhân quyền của Việt Nam có những điểm khác. Vậy xin ông cho biết quan điểm của ông về cách nhìn này ?

- Chúng ta cần bàn một cách cụ thể. Về điều 19 trong CƯQTQDS&CT, phân biệt trong quyền tự do ngôn luận ba quyền cụ thể. Thứ nhất là „quyền có quan điểm“, thứ hai là „quyền được nhận thông tin“ và thứ ba mới là „quyền phát biểu“. Riêng cái quyền có quan điểm là một quyền tuyệt đối. Ở đây, chúng ta nói rằng, quyền của bà Bùi Thị Minh Hằng đó là quyền mặc áo có ghi chữ ra đường, có quyền phát truyền đơn, hoặc khiếu nại. Cái "quyền có quan điểm“ đó là quyền tuyệt đối, không thể bị tước đoạt trong bất cứ hoàn cảnh nào, không phụ thuộc vào bất cứ một xã hội, hay một nền văn hóa, hay một quan điểm chính trị nào hết. Ở đây, nếu Việt Nam đã tham gia vào một công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, thì chúng ta phải chấp nhận thủ tục của Ủy ban Nhân quyền LHQ là cơ quan có thẩm quyền.

3 - Trở lại việc bà Bùi Thị Minh Hằng bị giam giữ như vừa qua, xin ông cho biết quan điểm của ông về chuyện này, đứng từ góc độ pháp luật quốc tế ?

- Theo luật quốc tế thì việc dùng thủ tục hành chánh để cướp quyền tự do thân thể của bà Hằng là hoàn toàn phi pháp. Quyền tự do thân thể của một con người qui định bởi điều 9 của CƯQTQDS&CT có giá trị rất lớn nên không thể bị giới hạn bừa bãi được. Điều 9 này qui định muốn giới hạn quyền tự do thân thể thì phải làm ra luật pháp rõ ràng và muốn áp dụng thì phải thông qua tòa án xét xử, cũng như nạn nhân phải được thông báo theo đúng thủ tục pháp lý.

Bà Hằng bị bắt vào ngày 27/11 bởi một quyết định đưa bà đi cải tạo đã được ký trước đó 20 ngày mà đến lúc đó bà hoàn toàn không hay biết gì hết. Việc làm khuất tất này đã phơi bày tất cả yếu điểm của cái gọi là Pháp lệnh Xử lý Vi Phạm Hành chính.

Ngay cả theo luật Việt Nam, thì việc giam giữ bà Hằng cũng đặt ra nhiều dấu hỏi. Việc vi phạm hành chính của bà Hằng khi mặc áo, đội nón lá có chữ hay đi biểu tình ở Hà Nội là điều chưa được pháp luật Việt Nam xác định. Đơn thư khiếu nại và tố cáo của nhiều người, trong đó có nhiều đơn của bà Hằng, liên quan đến vấn đề phạt hành chính vẫn chưa được trả lời. Cho nên công an rõ ràng đang lạm dụng luật khi giam giữ bà ta. Chúng tôi thấy thủ tục đưa bà đi cải tạo theo pháp lệnh trên là thủ tục vừa đá bóng vừa thổi còi. Công an là người đề nghị, rồi công an cũng là người quyết định luôn. Chẳng có ai kiểm soát công an cả.

Rõ ràng là Pháp lệnh Xử lý Vi Phạm Hành chính đã bị lỗi thời. Chúng ta biết tổ chức giúp đỡ phát triển của LHQ là UNDP ở Hà Nội đã phê bình việc lạm dụng biện pháp cải tạo. Quốc hội Việt Nam đã đòi chuyển quyết định về cải tạo sang cho tòa án để bảo đảm thủ tục chặt chẽ, bảo đảm tính khách quan, thận trọng, chính xác và bảo vệ những quyền cơ bản của công dân.

Trong những ngày qua, một số bạn ở Việt Nam đã trăn trở rất đúng về việc một Pháp lệnh có nhiều khiếm khuyết chiếu theo luật quốc tế và luật Việt Nam như vậy, đang gây tranh cãi rất lớn trong dư luận, giới luật sư và quốc hội, có nhiều điều khoản đáng phải sửa đổi và sắp bị thay thế bằng một bộ luật như vậy, mà vẫn còn được công an khai thác để bắt bà Bùi Thị Minh Hằng.

Trả lời câu hỏi, tôi thấy là những quốc gia tôn trọng nhân quyền không bao giờ chấp nhận những hành vi hoặc những pháp luật có tính độc đoán và xâm phạm quyền tự do thân thể như vậy.

4 - Xin ông cho biết, các tổ chức nhân quyền quốc tế đã có những can thiệp như thế nào để giúp các công dân Việt Nam, bị rơi vào cảnh ngộ như thế này, trong hoàn cảnh pháp luật Việt Nam và việc thực thi pháp luật ở Việt Nam vẫn chưa bảo đảm được sự công bằng ?

- Như đã chúng tôi đã nói phần trên, chúng tôi đã lên tiếng về vụ việc này. Ở đây, chúng ta có 2 tầng làm việc. Tầng thứ nhất là phải giúp đỡ cho bà Hằng và gia đình. Cần giúp gia đình bà đi thăm nuôi để phá vỡ sự cô lập. Cần tìm luật sư để làm sáng tỏ cơ sở pháp lý của quyết định đưa bà đi giam cải tạo và giam cải tạo ở một nơi xa nhà.

Tầng thứ hai là tầng vĩ mô. Bà Hằng không phải là trường hợp duy nhất bị giam giữ độc đoán. Cù Huy Hà Vũ cũng bị giam giữ độc đoán bằng một cách khác. Việt Nam đang có hàng trăm tù nhân chính trị và hàng trăm người Thượng bị giam giữ rất xa nhà. Các cơ quan của LHQ như Uỷ Ban Nhân quyền, Tổ Công tác Chống Giam giữ Độc đoán, Báo cáo viên về Quyền tự do Ngôn luận, … cần được thông tin nhiều hơn nữa về những trường hợp này. Các chính phủ đang viện trợ cho Việt Nam cũng phải biết. Để làm gì? Để họ thúc ép Việt Nam phải tôn trọng các chuẩn mực nhân quyền quốc tế, phải nội luật hóa những điều ước nhân quyền quốc tế thành những điều luật rõ ràng và nghiêm chỉnh, phải thực thi luật pháp một cách đúng đắn và phải cứu xét các khiếu nại một cách công bằng. Việc giải quyết các khiếu nại và bồi thường trong trường hợp có sai trái sẽ là thước đo cho thiện chí bảo vệ nhân quyền của mỗi quốc gia.

Công việc trên sẽ làm không xuể nếu không có sự góp công, góp sức của những người bạn Việt Nam. Chúng tôi rất cần những báo cáo chính xác về các trường hợp cá nhân và những phân tích hay nghiên cứu về các điều luật hay những hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng, rộng lớn và có tính cách hệ thống. Chúng tôi ghi nhận những cố gắng phá vỡ bưng bít thông tin của những người sử dụng internet và viết blog Việt Nam trong thời gian qua.

- Xin chân thành cảm ơn ông Tổng thư ký.

Nguồn:

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111218-viet-nam-loi-dung-han-che-cua-luat-phap-de-bat-nguoi-di-%E2%80%9Ccai-tao%E2%80%9C

Tôi đi Thái Hà


( Nhân dịp lễ giáng sinh năm 2011 sắp tới )
Chiều thứ 6 ( 30/11/11) chen lên xe bus đi Thái Hà, nếu đi xe máy chỉ mất chừng 20' thì tôi không trễ hẹn với "bạn", nhưng khổ thay đường đông cứng, xe bus nhích từng bước, đến Gò Đống Đa mới xuống xe, lại phải đi ngược về Thái hà (TH), dọc đường đi, vỉa hè chật cứng xe cộ, không còn lối cho người bộ hành, tôi phải len lách chừng 20' mới tới cổng Nhà Thờ. Thú thật ở HN đã 40 năm, đây là lần đầu tiên tôi bước chân đến đây ( vì mình chỉ đi chùa thôi), cảm giác yên tĩnh khác hẳn con đường Hàng Bột ồn ào, bụi bẩn, bình yên quá, tuy chưa vào đây, nhưng tôi đã từng đến Nhà Thờ Lớn nghe giảng, đến Phát Diệm tham quan, đến Nhà thờ ở nước ngoài xem đám cươi... nhưng Thái Hà cho tôi cảm giác đặc biệt lắm, không phải Thái Hà có " scandal" hay Thái Hà lâu nay với nhiều điều đồn thổi ác ý, mà TH ghi điểm bởi sự yên bình, tĩnh lặng, ngăn nắp sạch sẽ vô cùng.

Bước vào trong sân tôi gặp bà con ngồi đọc mấy bài viết về cuộc xuống đường hôm 18/11, mấy thày chuẩn bị khóa lễ chiều, trong nhà lớn mấy cụ bà đang nhẩm kinh lần tràng hạt, ngoài sân tượng Đức Mẹ hoa cúc vàng, trắng nở rộ, mọi thứ sạch sẽ tinh tươm, trong cửa hàng bán sách, tượng, nến, thuốc phục vụ bà con đi lễ, 2 cô gái bán hàng đang nói chuyện vơi 1 thầy ( tôi chưa biết tên) vui vẻ. Tôi ngồi ở ghế đọc tài liêu, rồi đứng lên đi lễ như người bên đạo, lễ xong tôi vào nhà nguyện cùng đọc kinh với mấy bà, ở đó cũng không có ai hỏi tôi vào đây làm gì, không ai quát mắng, tò mò hỏi xem tôi là ai, ... Thật dễ chịu. ( đến lúc đó tôi lại mong giá có ai hỏi mình vào đây có việc gì thì có hay hơn là im lặng không).

Tôi đợi Người bạn đến 30' nhưng không cảm thấy nóng ruột chút nào, bỗng có Điện thoại gọi tôi, một số lạ, nhưng tôi được hẹn đứng đợi gần Tượng Đức Mẹ nhận sách. Ít phút sau một Thầy đến đưa sách cho tôi, thầy rất thân thiên, tôi cảm ơn ra về, đi ra đến cổng không hiểu sao tôi quay lại đi sâu bên trong Nhà Thánh (Đền Thánh Giêrađô), một quang cảnh khác khiến tôi hết sức ngạc nhiên, gần khu nhà bị mượn làm BV Đống ĐA là khu đất rộng với những căn nhà một tầng được dùng Thờ Thánh, giảng kinh, nấu ăn, và một sân hành lễ ngoài trời kiêm bãi để xe cho GD lúc đến lễ cũng rất gọn gàng ngăn nắp. Tôi chú ý xem có hòm công đức nào không ? Tuyệt nhiên không. ( sắp đến lễ Noel tại cửa hàng bán tranh, ảnh thánh có đặt 1 hòm công đức ủng hộ người nghèo)

Lúc ra về tôi còn nán lại đọc kỹ bản nội qui ra vào khu Thánh lễ, thật ngạc nhiên, văn phong nội qui rõ ràng, điều khoản qui định thực tế, nghiêm ngắn, Giao dân đến lễ được gửi xe không thu tiền, mọi người chỉ có nhiệm vụ khi xe đến gần nhà thờ phải xuống xe, đưa xe vào phải xếp theo hàng lối thứ tự, đến lễ phải đi sớm, quá 5' cửa đóng, trong buổi lễ không mở, nói & nghe điện thoại, không thấy một giáo dân nào bán hàng linh tinh gần nơi cổng nhà thờ ..trên khu thánh lễ thật sáng sủa, sạch sẽ, bàn ghế tranh tượng không hề phủ bụi. Một chi tiết nhỏ khiến tôi chú ý như uống nước xong phải úp cốc cũng được ghi rõ bên cạnh thùng nước, người nào cũng tự giác chấp hành qui định, không phải nhắc nhở.

Tôi nói đến những điều nhỏ mọn này bởi tôi thấy lâu nay XHVN mình quen theo lối " ăn sóng, nói gió ", mở miệng là chủ trương đường lối, vi mô, vĩ mô, tầm nhìn này nọ..." nhưng những vấn đề thiết yếu nhất hàng ngày dường như quên hay thiếu qui định, vì thiếu những qui định,thiếu hướng dẫn cụ thể nên bản năng hoang dã luôn luôn bắt gặp ở khắp mọi nơi như xả rác, đái bậy, nói tục, chửi thề...kinh khủng luôn.

Thưa mọi người,tôi viết điều này có lẽ vì tôi cũng bị choáng, bị sốc, nhưng sốc, choáng của tôi không giống bà Bộ Trưởng Bộ YT khi đi thăm một BV nào đó ở một nơi nào đó mà vì chỉ cách đường phố Nguyễn Lương Bằng độ 100m thôi, quang cảnh, trật tự giữa 2 nơi khác nhau như trời với đất . Những cơ sở như vậy, những con người như vậy sao lại không được đối sử công bằng, đúng mực ?

Ai nghĩ Thái Hà ra sao, người công giáo thế nào tôi không dám phê phán, riêng tôi, tôi yêu họ, đơn giản vì tôi kính trọng họ, những giáo dân ưa chuộng chân lý, đòi hỏi sự công bằng, căm ghét sự giả dối, vì vậy tôi không nhìn họ sau lăng kính chiếu yêu như lâu nay nhiều kẻ nói, viết về cha, giáo dân Thái Hà.

Từ trái tim nhỏ của công dân bình thường tôi mong mỏi những người đã hiểu & chưa hiểu hết về Thái Hà hãy tôn trọng hơn trong việc xử lý những yêu cầu của DCCT, hãy ngừng ngay những trò ma quỷ tiểu nhân không xứng đáng, hãy hàn gắn tình bằng hữu lương giáo mà lâu nay chúng ta cố công xây dựng,vì trước khi là người công giáo họ đều là con dân đất Việt, huyết quản chảy trong máu họ cũng là máu Lạc Hồng bốn nghìn năm văn hiến. Hãy cất lên bài hát Thánh ca, ca ngợi mẹ trên Thế gian như những bà mẹ anh hùng nhân dịp mùa Giáng sinh sắp đến.

Xin gửi bà con bên công giáo một mùa giáng sinh an lành hạnh phúc trên mảnh đất ông cha để lại.Tôi yêu mọi người.

Bà Còng

Nguồn: facebook/bacong.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More