Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày, tới 22/12.
Ông Tập là nhân vật được trông đợi sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong hai cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước.
Chuyến thăm Hà Nội lần này của ông được nhiều người trong giới quan sát cho là phép thử cho tài xử lý một trong các quan hệ phức tạp nhất trong tương quan với Trung Quốc ở khu vực.
Trong ngày thứ Tư 21/12,
Sau đó, ông có cuộc gặp mặt với ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Anh, người từng giữ chức Bộ trưởng Công an.giống như các lãnh đạo nước ngoài khác, ông Tập đã đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm nhà sàn của ông Hồ.
Hai ông đã chứng kiến lễ ký nhiều dự án hợp tác Việt-Trung, trong đó có thỏa thuận cho Việt Nam vay 200 triệu đôla để phát triển cơ sở hạ tầng.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình còn có hội đàm với Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Ông cũng đã hội kiến Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, và theo kế hoạch sẽ tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông Dũng trở về Việt Nam từ Miến Điện vào hôm thứ Năm 22/12.
Quan hệ nhạy cảm
Ông Tập Cận Bình, 58 tuổi, là nhân vật tiêu biểu trong thế hệ lãnh đạo th
ứ 5 của Trung Quốc.
Ông là con trai của cố Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, người được cho là có quan hệ gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Báo chí trong nước Việt Nam cho đến chiều thứ Tư vẫn không có tin bài gì đáng kể về chuyến thăm của ông Tập, chỉ dấu cho thấy một sự cẩn trọng trong việc đưa tin về chuyến thăm rất quan trọng nhưng diễn ra vào thời điểm cũng rât nhạy cảm trong quan hệ hai nước.
Các kênh chính thống của Việt Nam mới đây loan báo việc ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam là để nối tiếp chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh hồi tháng Mười, mà sau đó hai bên tuyên bố quan hệ Trung-Việt đã được 'cải thiện' rõ rệt.
Trong chuyến đi Trung Quốc 11/10-15/10 của ông Trọng, hai bên đã thống nhất sáu nguyên tắc cơ bản để gi
ải quyết tranh chấp Biển Đông, trong đó nhấn mạnh việc 'lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng'.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng trong bài phát biểu trước các lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội, ông Tập Cận Bình nh
ắc lại truyền thống bạn bè hữu nghị lâu đời giữa hai bên, và nói ông mong muốn quan hệ hai bên tiếp tục được thúc đẩy và phát triển.
Văn bản bài phát biểu mà báo Trung Quốc có được cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam, cũng giống như Trung Quốc, đã tăng trưởng vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và cho đây là điểm chung để hai đảng tiếp tục thắt chặt hợp tác.
Giới bình luận cho rằng Trung Quốc đang có các nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực, nhất là với khối Asean, để đối trọng với hiện diện ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở châu Á -Thái Bình Dương.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Giáo sư Chu Vĩnh Sinh từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc nói: "Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cho thấy Trung Quốc đặt tầm quan trọng đặc biệt lên quan hệ với các nước Asean, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ đang tăng cường hiện diện trong khu vực và sử dụng tranh chấp Biển Đông để làm cầu nối lại gần một số quốc gia".
"Trung Quốc lo ngại rằng những quốc gia đó sẽ chú trọng Mỹ hơn nếu như Bắc Kinh không có vai trò tích cực gì hơn trong khu vực."
Cũng có chuyên gia bình luận rằng ông Tập sẽ chia sẻ một số thông tin về quá trình chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc với phía Việt Nam.
Trọng tâm kinh tế
Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm Hà Nội, ông phó chủ tịch Trung Quốc đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận cho vay giữa Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng đầu tư Phát triển (BIDV) của Việt Nam.
Theo đó, phía Trung Quốc cho BIDV vay 200 triệu đôla trong 5 năm để giúp một số dự án phát triển, trong đó có các lĩnh vực năng lượng và viễn thông.
Đây là khoản vay thứ hai mà Trung Quốc dành cho BIDV, lần thứ nhất vào năm 2010 trị giá 100 triệu đôla.
BIDV thuộc hoàn toàn sở hữu của Nhà nước Việt Nam.
Quan hệ giao thương Việt Nam-Trung Quốc mấy năm gần đây phát triển mạnh, tuy cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Thương mại hai chiều hiện đang ở mức 31,7 tỷ đôla.
Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam trong suốt bảy năm nay, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Các công ty Trung Quốc đầu tư khoảng 1,02 tỷ đôla vào Việt Nam.
Nguồn BBC
0 nhận xét:
Post a Comment