Friday, April 26, 2013

Samsung tăng lãi lớn nhờ smartphone

Samsung được lòng người tiêu dùng do có nhiều mẫu mã đa dạng và nhiều mức giá hợp lý
Samsung Electronics vừa công bố lợi nhuận quý cao kỷ lục, chủ yếu nhờ vào doanh số rất tốt ở mảng điện thoại thông minh.
Hãng đạt lợi nhuận ròng 7,15 nghìn tỷ won (6,4 tỷ đô la Mỹ) trong giai đoạn này, tăng so với mức 5,05 nghìn tỷ won một năm trước. Lợi nhuận cũng tăng so với quý trước.
Kết quả kinh doanh của hãng Hàn Quốc đối nghịch với tình trạng của đối thủ Apple, hãng cũng ra báo cáo trong tuần này với mức sụt giảm mạnh lợi nhuận quý lần đầu tiên trong cả thập niên nay.
Samsung đã đẩy Apple ra khỏi vị thế nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong năm ngoái.
Bryan Ma từ hãng nghiên cứu IDC nói rằng công ty Hàn Quốc đang hoạt động "rất rất tốt vào lúc này".

'Chiến lược tốt'

Samsung đã gặt hái được rất nhiều thành công trong mảng điện thoại thông minh.
Theo các số liệu mới nhất, mức lợi nhuận của bộ phận này tăng hơn 55% so với một năm trước, đạt 6,51 nghìn tỷ won trong ba tháng đầu năm nay.
Các phân tích gia nói một yếu tố chính đứng đằng sau thành công của Samsung là nhờ hãng tung ra các mặt hàng điện thoại đa dạng hơn đối thủ Apple, hãng vốn chỉ bán iPhone.
Samsung và Apple cạnh tranh quyết liệt trong mảng điện thoại thông minh cao cấp
"Đây là một chiến lược tốt, nhằm đưa các sản phẩm của hãng tới người tiêu dùng đa dạng, với nhiều mức giá khác nhau," Andrew Milroy từ Frost & Sullivan nói với BBC.
Ông Milroy giải thích rằng với việc đưa ra hàng loạt các loại điện thoại thông minh giá phải chăng, Samsung đã chiếm được thị phần người tiêu dùng lớn hơn, đặc biệt là tại các thị trường đang lên.
"Sản phẩm Samsung đưa ra cũng tốt như của Apple trong mắt nhiều người," ông nói.
Tuy nhiên, Samsung cảnh báo rằng mức tăng trưởng trong thị trường điện thoại thông minh giá rẻ sẽ chừng dẫn trong những tháng tới, một phần bởi các nhà sản xuất khác cũng đang nhòm ngó vào.
Điện thoại thông minh mới nhất của Samsung, Galaxy S4, theo kế hoạch sẽ xuất hiện tại các cửa hàng vào thứ Bảy.
Được tung ra hồi đầu năm, điện thoại này cho phép người dùng điều khiển màn hình bằng mắt và có khả năng chụp hai hình ảnh khác nhau cùng một lúc.
Tuy đưa ra những đánh giá khác nhau nhưng giới bình luận đều trông chờ là loại điện thoại này sẽ đem lại doanh số to lớn. Thậm chí có người còn ước đoán sẽ bán được gần 22 triệu chiếc chỉ trong quý hai.
Trong lúc đó, đối thủ lớn nhất của Samsung là Apple nhiều khả năng sẽ không đưa ra mẫu iPhone mới ít nhất là cho tới nửa cuối năm nay.
Nhiều nhà phân tích cho rằng điều này sẽ trao cho Samsung cơ hội củng cố địa vị trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh này.

 Nguồn BBC

Philippin lạc quan về các bước giải quyết tranh chấp lãnh hải

Tổng thống Philippin Benigno Aquino (phải) và Ngoại trưởng Philippin Albert del Rosario
Simone Orendain


Thời buổi khó khăn, bất đồng công khai và đàn áp công khai gia tăng ở VN

Thomas Fuller (NYT)

Hoàng Hưng dịch
TPHCM, VN – Các giá sách của ông ngập những tuyển tập Marx, Engels, HCM, dấu xác nhận cho một nghề nghiệp tận trung trong ĐCS,  nhưng Nguyễn Phước Tương (tức GS Tương Lai – ND) 77 tuổi, nói ông không còn tin tưởng nữa. Nguyên cố vấn cho hai đời Thủ tướng, cũng giống như nhiều người VN hôm nay, ông Tương phát biểu mạnh mẽ chống lại chính quyền.
“Hệ thống của chúng tôi bây giờ là sự cai trị toàn trị của đảng”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn tại căn hộ của mình ở ngoại thành TP HCM. “Tôi xuất thân từ trong lòng hệ thống – Tôi hiểu tất cả mọi sai lầm, mọi khiếm khuyết, tất cả sự suy đồi của nó”, ông nói. “Nếu hệ thống không được chỉnh đốn, nó sẽ tự sụp đổ”.
Đảng đã chiến thắng các lực lượng Nam VN được Mỹ chống lưng vào năm 1975, nay đang đối mặt nỗi giận dữ gia tăng trước một nền kinh tế suy thoái và bị chia rẽ vì sự tranh chấp giữa những người bảo thủ muốn duy trì các nguyên lý xã hội chủ nghĩa dẫn dắt đất nước và sự độc quyền quyền lực với những người kêu gọi một hệ thống đa nguyên hơn và hoàn toàn đi theo chủ nghiã tư bản. 
Có lẽ quan trọng nhất là đảng đang cố gắng để đối phó với một xã hội được thông tin tốt hơn và có sự phê phán nhiều hơn vì những tin tức và ý kiến được lan truyền qua Internet đang phá vỡ hệ truyền thông do nhà nước kiểm soát. 
Kể từ khi thống nhất đất nước 38 năm trước, ĐCS đã bị thử thách qua những cuộc đụng độ với TQ, Cambodia, những cuộc khủng hoảng tài chính và những sự chia rẽ nội bộ. Điều khác biệt hôm nay, theo Carlyle A. Thayer, một trong những học giả ngoại quốc hàng đầu về VN, là sự phê phán các nhà lãnh đạo “đã bùng nổ khắp xã hội”. 
Trong một hoàn cảnh khác của nền độc tài, những sự chia rẽ trong đảng đã thực sự khuyến khích tự do ngôn luận vì các phe phái hăng hái bôi nhọ lẫn nhau, TS Thayer nói.
“Có sự mâu thuẫn ở VN”, ông nói. “Bất đồng nở rộ, nhưng đồng thời đàn áp cũng thế”.
Khi những tiếng nói bất đồng đã nhân lên gấp bội trong số 92 triệu dân, chính phủ đã tìm cách ngăn chặn. Những phiên toà xử án tù nhiều blogger, nhà báo và nhà hoạt động, tuy nhiên sự phê phán, đặc biệt trên mạng, tiếp tục có vẻ không giảm sút. Chính phủ chặn một số trang mạng, nhưng nhiều người VN sử dụng phần mềm hay website để luồn qua kiểm duyệt.
“Thêm nhiều người tìm cách tự mình lên tiếng hơn trước để phê phán chính phủ”, Trương Huy San, một nhà viết sách, nhà báo, và blogger nổi tiếng, nói. “Và những điều họ nói  lên mang tính nghiêm trọng hơn nhiều”.
Ông San, đang là nghiên cứu sinh tại Harvard, là tác giả cuốn “Bên thắng cuộc”, có lẽ là cuốn sách lịch sử VN mang tính phê phán toàn diện đầu tiên kể từ năm 1975 do một người ở trong nước viết ra. Được đọc rông rãi ở VN, tác phẩm 2 tập mang bút danh Huy Đức đã được in mà không có giấy phép của chính phủ và mô tả những hành vi như thanh trừng những đảng viên không trung thành và tịch thu tài sản của các doanh nhân VN.
Đối với những người khách tình cờ đến thăm VN, chứng cớ bề mặt của sự tiến bộ về kinh tế có thể khiến họ khó lòng hiểu được nỗi bi quan sâu sa mà nhiều người biểu tỏ. Hàng triệu người một thập niên trước chỉ có một chiếc xe đạp giờ đây phóng vi vút trên xe gắn máy qua những xí nghiệp và cao ốc văn phòng.
Sự nở rộ về kinh tế trong những năm 1990 sau đổi mới đã sinh ra một hỗn hợp rắc rối của nền kinh tế thị trường bị ĐCS kèm cặp một cách chặt chẽ. Đến bây giờ, kinh tế VN vẫn còn được dự kiến tăng khoảng 4-5% năm nay, nhờ một phần vào xuất khẩu mạnh mẽ gạo, cà phê và những nông sản khác.
Nhưng thị trường bất động sản bị đóng băng do vượt quá khả năng tiêu thụ, ngân hàng đeo gánh nặng nợ xấu, báo chí chạy những tin tức về thất nghiệp gia tăng, và nước này bị xếp vào số nước tham nhũng nhất thế giới bởi Minh bạch Quốc tế, một tổ chức giám sát tham nhũng toàn cầu. (xếp hạng 132 trong danh sách 176 nước, số càng nhỏ là tham nhũng càng ít).
Giới kinh doanh VN than phiền về những luật lệ của chính quyền quan liêu được áp đặt bởi một đảng vốn tin rằng mình là tiên phong của các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Và nhiều người nói rằng VN đang mất phương hướng, bất kể nó có một nền công nghiệp không thể kiềm chế và có dân chúng trẻ trung.
“Trong suốt 21 năm sống ở đây, tôi chưa bao giờ thấy mức vỡ mộng đối với hệ thống cao như thế này trong giới trí thức và doanh nhân”, ông Peter R. Ryder, Giám đốc điều hành Indochina Capital, một công ty đầu tư ở VN, nói. “Có sự tranh cãi đầy ý nghĩa trong cộng đồng doanh nhân và trong đảng – mọi người hết sức băn khoăn về hướng đi của đất nước”. 
Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, một hội nghị họp vào đầu tháng 4, tổ chức bởi Ủy ban Kinh tế Quốc hội, những người tham gia “giành nhau lên micro”, theo lời Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu tham dự diễn đàn mà ông mô tả là “bão táp”.
Ông nói có sự phê phán rộng rãi rằng mặc dù nền kinh tế cần có sự tái cơ cấu sâu sa, “nhưng hầu như chẳng có gì được thực hiện”.
“Đó là sự khủng hoảng lòng tin”, ông Doanh nói. “Năm nào cũng hứa hẹn sẽ có thời kỳ tốt đẹp hơn, nhưng nhân dân chẳng thấy gì”.
Ở trung tâm cơn bão chính trị là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã nắm quyền từ năm 2006. Phong cách ngạo nghễ (brash style) và chương trình tham vọng về kinh tế của ông Dũng thoạt tiên khiến ông được nhiều người ủng hộ vì ông phá vỡ cái khuôn nặng nề buồn tẻ của cán bộ đảng.
Nhưng ông đã làm cho nhiều đảng viên giận ghét vì giải tán một ban cố vấn từng là lực lượng lãnh đạo đứng sau công cuộc đổi mới (trong ban này có ông Tương, học giả Marxist và nhiều đảng viên lão thành khác).
Quan trọng hơn, chính sách nổi bật của ông Dũng, thúc ép dựng lên các công ty quốc doanh theo đường lối các cheabol Nam Hàn, đã thất bại thay vì thành công như mong đợi.
Được điều hành bởi những giám đốc có quan hệ thân cận với các cấp ĐCS, các doanh nghiệp này bành trướng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh mà họ không có năng lực quản lý, các kinh tế gia nói thế, và đầu cơ vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Hai trong số các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất gần như phá sản và vẫn gần như không trả được nợ.
Ông Tương, học giả Marxist, nói sự căng thẳng trong ĐCS đã lên cao do những bất ổn về kinh tế.
Tháng Hai, ông giúp thảo lá thư ngỏ gửi Tổng BT đảng Nguyễn Phú Trọng, hối thúc những thay đổi về Hiến pháp để “bảo đảm thực quyền thuộc về nhân dân”. Ông vẫn chưa được trả lời.
Ông Tương nói ông đã hăng hái thúc đẩy sự thay đổi kể từ khi ông là cố vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã giúp cải tổ nền kinh tế trong những năm 1990.
Nhưng giờ đây ông cảm thấy sức ép của thời gian. Ông bị ung thư, mặc dù căn bệnh có vẻ được thuyên giảm, và ông nói căn bệnh giống như một kiểu giải phóng trí tuệ thúc ông nói lên những gì giờ đây ông thấy là sự thật.
“Nói tóm lại, Marx là nhà tư tưởng lớn”, ông nói. “Nhưng nếu chúng ta không bao giờ có Marx thì có lẽ còn tốt hơn”.
T.F.
Nguồn bản gốc: http://www.nytimes.com/2013/04/24/world/asia/vietnam-clings-to-single-party-rule-as-dissent-rises-sharply.html?pagewanted=1&_r=0&smid=fb-share
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Nam Hàn rút người khỏi tổ hợp Kaesong

BBC- Nam Hàn nói đang rút các nhân công còn lại khỏi khu công nghiệp chung với Bắc Hàn.
Tuyên bố do Bộ trưởng Thống nhất Triều Tiên của Nam Hàn đưa ra, ngay sau khi Bình Nhưỡng Bác bỏ một đề nghị đàm phán.
Hồi đầu tháng này Bắc Hàn đã Chặn việc đi vào khu công nghiệp Kaesong - nơi từng là Biểu tượng hợp tác liên Triều - và sau đó đã Rút hết công nhân của mình đi.
Những diễn biến mới đây xảy ra sau hàng tuần căng thẳng dâng cao, hậu quả của việc Bắc Hàn tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba hồi tháng Hai.
"Do các công dân của chúng ta vẫn còn ở khu công nghiệp Kaesong đang vấp phải những khó khăn ghê gớm bởi những hành động không thỏa đáng của miền Bắc, chính phủ đã đi đến quyết định không tránh khỏi là rút về toàn bộ các nhân sự còn lại, nhằm đảm bảo an toàn cho họ," Bộ trưởng Ryoo Kihl-jae nói.
Ông không cho biết về thời gian biểu của việc rút người này.
Tổng số 175 công nhân Nam Hàn hiện đang có mặt ở khu tổ hợp, nơi đặt các nhà máy của Nam Hàn nhưng sử dụng lao động là người Bắc Hàn.
Các nhân viên Nam Hàn còn lại được cho là đang cạn kiệt thực phẩm, thuốc men, bởi miền Bắc không cho cung ứng đồ.
Tuy nhiên, một hiệp hội đại diện cho các hãng Nam Hàn ở Kaesong trước đó nói rằng các nhân viên có lẽ sẽ ngần ngại trong việc rút về, bởi họ muốn bảo vệ tài sản, không muốn bị tịch thu hết.
Khu công nghiệp chung Kaesonh là nguồn đóng góp lớn nhất cho thương mại liên Triều và đem về cho miền Bắc khoản thu ngoại tệ mạnh mà nước này rất cần.

Google bác bỏ 'yêu cầu kiểm duyệt từ VN'

BBC-
Báo cáo Minh bạch mới được đưa ra hôm 25/4 của Google nói chính phủ Việt Nam đã từng yêu cầu gỡ bỏ từ khóa liên quan đến tài liệu diễn tả 'không tốt' về các cựu lãnh đạo nước này.

Yêu cầu này được Google ghi rõ là đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới 12 năm 2010.
Google hy vọng bản Báo cáo Minh bạch sẽ hướng dư luận
vào những nước đang tìm cách kiểm soát tự do thông tin
"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu của chính phủ Việt Nam đề nghị gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm một từ cụ thể mà khi gõ vào có thể mở ra nhiều tài liệu bị cáo buộc là đã miêu tả không tốt các cựu lãnh đạo của Việt Nam," trích phần  chú thích bản báo cáo.
"Chúng tôi đã bác bỏ đề nghị này." Google cho biết.

Tăng cường kiểm soát

Cũng theo báo cáo của Google, chính phủ các nước đang có xu hướng tăng cường kiểm soát những gì được tung lên mạng.
Không chỉ có Việt Nam mà một số chính phủ các nước khác cũng đã từng gửi yêu cầu gỡ bỏ tài liệu tới Google.
"Từ tháng Bảy tới tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã nhận được tổng cộng 2.285 yêu cầu gỡ bỏ 24.179 nội dung, cao hơn 1811 yêu cầu so với mức 18.070 của nửa đầu năm 2012," Susan Infantino, giám đốc mảngpháp lý của Google nói trên trang blog chính thức của công ty.
Lượng yêu cầu gỡ bỏ nội dung trên mạng từ Brazil đã tăng đáng kể, theo Google, từ 191 lên đến 697, tức khoảng 3,5 yêu cầu một ngày.
Hết một nửa những yêu cầu này là đề nghị gỡ bỏ các nội dung blog phỉ báng những ứng viên trong đợt bầu cử cấp thành phố. Những lời đả kích ứng viên tranh cử bị cấm bởi Luật Bầu cử của Brazil.
Chính phủ Mỹ đã từng bị Google bác yêu cầu gỡ bỏ các video liên quan đến sự bạo hành của cảnh sát trong thời gian tháng 1 tới tháng 6 năm 2011.
Việt Nam vẫn là một trong những nước bị
cáo buộc đàn áp tự do ngôn luận trên Internet
Một ủy ban về đất đai của Trung Quốc trong năm 2012 đã yêu cầu gỡ các kết quả tìm kiếm dẫn đến một trang blog có nội dung phỉ báng một quan chức chính phủ. Yêu cầu này cũng bị bác bỏ.
Yêu cầu từ phía Nga cũng tăng từ 6 lên đến 114. 107 trong số này đòi xóa các tài liệu vi phạm điều luật mới thông qua nhằm vệ trẻ em khỏi "nội dung độc hại trên Internet."
20 nước đã gửi yêu cầu tới Google đòi xóa những phiên bản của video "Innocence of Muslims", nguyên nhân làm nổ ra bạo lực hồi đầu năm nay ở khu vực Trung Đông.
"Những thông tin chúng tôi chia sẻ trong Báo cáo Minh bạch chỉ là một phần nhỏ của những gì diễn ra trên Internet," Infantino viết.
"Tuy nhiên chúng tôi đang công bố thêm thông tin và sẽ mở rộng dần. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ hướng sự chú ý vào những luật pháp trên thế giới tìm cách kiểm soát tự do thông tin trên mạng," bà Susan Infatino cho biết.

Wednesday, April 24, 2013

Nhiều điều chưa sáng trong một bản góp ý

Theo anhbasam
Đôi lời: Mấy năm trước, sau khi Truyền hình VN tung đoạn video được họ cắt xén lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt nhằm mục đích bôi nhọ ông, liền có một bài viết tiếp tục chỉ trích ông đăng trên vài báo của đảng, đứng tên “một giáo dân”. Thế  nhưng nhiều nhà báo cho biết “giáo dân” đó chính là ông Hồng Vinh, cựu Phó Ban Tuyên giáo TW. Có báo còn từ chối đăng bài này.
Giờ lại có “một công dân theo Thiên chúa giáo” đứng tên viết bài dưới đây, không hiểu đó có phải lại là ông Hồng Vinh, người đã chính thức … “cải đạo” từ  năm đó?
Nhân dân
Thứ năm, 18/04/2013 – 05:59 PM (GMT+7)
Ngày 1-3, website của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã công bố Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp gửi tới Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bức thư nhanh chóng được website tiếng Việt của BBC, VOA, RFA, RFI,… cùng một số website, diễn đàn điện tử đăng tải và phân tích. Ngày 2-4, web sachhiem công bố bài của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa – một công dân theo Thiên chúa giáo, trong đó đưa ra một số góp ý về bức thư này. Ðược sự đồng ý của tác giả, Báo Nhân Dân trích đăng một phần bài viết đó để bạn đọc tham khảo.
 Tôi tên là Nguyễn Trọng Nghĩa, là giáo dân ở giáo xứ Cao Lãnh – giáo phận Mỹ Tho, ngụ tại số 37, đường Ðiện Biên Phủ, xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp. Vừa qua, tôi thấy trên nhiều diễn đàn mạng điện tử đăng tải bức thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HÐGM), trong đó đưa ra nhận định, góp ý với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Thiết nghĩ, việc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là quyền và việc làm cần thiết của mỗi công dân, là việc làm thể hiện chính kiến chính trị của mỗi cá nhân trong xã hội. Sau khi xem bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của HÐGM, tôi có mấy điều góp ý như sau: 
… – Các Giám mục (GM) viết: “Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận
(Ðiều 26), quyền sáng tạo văn học – nghệ thuật (Ðiều 43), quyền tự do tín ngưỡng (Ðiều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”
(Ðiều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học,  nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác – Lê-nin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khả nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân”.
Góp ý của tôi: Có lẽ các GM chưa có điều kiện tìm hiểu cặn kẽ về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng như các lý luận nền tảng đã được công khai khi xây dựng bản Dự thảo, vì tôi thấy các GM không phân tích ý nghĩa từng điều khoản trong Dự thảo Hiến pháp, nên đã nhận định chưa đúng với những gì mà tôi đã biết qua các cơ quan truyền thông đại chúng.
Vấn đề “tư tưởng bị đóng khung trong một chủ thuyết” là chưa đúng, vì theo tôi được biết chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng để định hướng xã hội, đảng cầm quyền chỉ lấy tư tưởng đó để định hướng xã hội chứ không “đóng khung” tư tưởng của người dân. Quyền tự do ngôn luận không phải bao gồm quyền phỉ báng hay xúc phạm người khác, hay xuyên tạc nói không đúng một cách cố ý… Quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật cũng không bao gồm sáng tạo tư tưởng cực đoan hay mê tín, đó cũng không phải là quyền sáng tạo hay dựng đứng sự việc để bài xích một hệ tư tưởng khác… Cũng thế, quyền tự do tín ngưỡng bao gồm cả quyền tự do không tín ngưỡng, không được nâng tôn giáo mình lên và hạ thấp tôn giáo khác… Ðảng cầm quyền quản lý một xã hội có nhiều thành phần dân cư, thì cần có các chuẩn mực về ngôn phong để giáo dục đạo đức cho con người trong xã hội, không bắt người dân “nói theo” Ðảng. Cũng như khi giáo dân hiệp thông cùng giáo hội, chúng ta trở nên khác biệt với người Tin lành, vì chúng ta chỉ được hiểu kinh thánh từ giáo hội chứ không phải tự do tùy ý giải nghĩa kinh thánh.
Như vậy, với các quyền được các GM đề cập thì: a. Theo tôi, tự thân nó được “tự do” mà cụ thể là pháp luật và pháp lệnh tương ứng, nếu có vấn đề thì chỉ cần điều chỉnh ở luật và pháp lệnh chứ không cần thiết điều chỉnh ở Hiến pháp; b. Tôi không biết chủ nghĩa Mác – Lê-nin là chủ nghĩa vô thần, nên nếu có thể xin hãy chứng minh nhận định này của các GM, vì khi nhận định về một cá nhân hay tổ chức mà không toàn diện, cụ thể hay khách quan thì ý kiến của các GM trở nên chủ quan, thiên kiến và thiếu hiểu biết. Tôi nhận biết cụm từ “cộng sản vô thần” xuất phát từ sự xuyên tạc của những người chống cộng từ ý thức hệ, như là sự đối trọng giữa “tư bản” và “cộng sản” của thế kỷ trước. Hiện tại, tôi nhận biết rất nhiều người cộng sản có tín ngưỡng của nhiều tôn giáo, mà hầu hết là các tôn giáo phổ biến, còn những người không theo tín ngưỡng – tôn giáo nào đó thì cũng thờ cúng tổ tiên,… Vậy nhận định người cộng sản vô thần theo tôi là chưa đúng và quá thiên kiến hay chỉ là nhận định chống cộng sản không suy xét!?
Những quyền được Hiến pháp, pháp luật quy định thì chắc chắn không phải là ân huệ được ban phát cho, khi đã được ghi vào Hiến pháp và pháp luật thì chắc chắn đó là quyền phổ quát, những quyền được ghi vào luật là quyền bất khả xâm phạm, dĩ nhiên là bất khả nhượng. Tôi thấy rất lạ khi các GM không biết điều này, không phân tích, hay hiểu điều hết sức đơn giản này. Tất cả những quyền mà các GM đề cập đều có sự chế tài nếu cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm, tôi biết điều này vì tôi đã xem rất kỹ các luật này và cả Hiến pháp, các vị GM có tìm hiểu hay không mà sao tôi thấy như là các vị không biết đến? Tôi thấy các vị GM có nhiều điều chưa sáng trong nhận định của mình!
- Các GM viết: “Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ văn hóa và nghệ thuật”.
Góp ý của tôi: Tôi nhận định rằng hệ tư tưởng hiện tại của đảng cầm quyền là hệ tư tưởng quản lý xã hội theo một hệ thống chuẩn mực. Ðến nay, Nhà nước ta đã ký kết tất cả các hiệp ước về quyền con người mà Liên hợp quốc cũng như hầu hết các quốc gia tiến bộ về nhân quyền đã ký kết. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia tiến bộ về vấn đề nhân quyền – quyền con người, nếu nhận định rằng vì bị “trói buộc” nên bị “kìm hãm” là không thực, quá thiên kiến hay cố ý gán ghép. Vậy nếu được thì xin các GM cho một chứng minh về “sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam”? Tôi công nhận nếu có sự ràng buộc về tư tưởng một cách cực đoan thì chắc chắn nhiều lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện tại, ngành giáo dục nếu có chậm phát triển thì cũng không phải do “hệ tư tưởng” mà do “trình độ quản lý”. Thực tế, nhiều trường tư thục hay nước ngoài không bị hạn chế bởi một hệ tư tưởng mà vẫn không thể hiện được sự ưu việt hơn cách quản lý giáo dục công lập… Nếu các vị GM quan tâm tới các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật, thì sẽ thấy các lĩnh vực này hiện đang rất phát triển, phát triển vượt bậc. Còn có một sự thật lịch sử cụ thể quan trọng mà các GM đã bỏ qua trong quá trình nhận định và góp ý là: Ðất nước chúng ta vừa trải qua chiến tranh chưa lâu, sau đó là những năm bị cấm vận. Ðất nước ta đang trong quá trình CNH, HÐH mở cửa, hội nhập quốc tế và đã đạt những thành tựu mà thế giới – cộng đồng quốc tế công nhận. Vậy tại sao các vị GM lại không biết vấn đề này?
Kính thưa các vị Giám mục,
Con cho rằng các vị GM cũng là công dân nên không đứng ngoài chính trị, nhưng con thấy rằng các nhận định và đóng góp có hơi hướng của các thành phần chống cộng rất thiên kiến, cực đoan, xuyên tạc sự thật (hoặc do các vị không biết?). Con nghĩ với trình độ của các GM, nhận thức sẽ cao hơn giáo dân chúng con, con cũng biết các tàn dư mâu thuẫn trong quá khứ và cả tư tưởng quản lý xã hội khác với người cộng sản hẳn đã làm các ngài không sáng suốt trong nhận định về người cộng sản… Con tin không 100% GM đồng quan điểm với bản nhận định và góp ý, nhưng các vị ấy vẫn phải đứng tên cùng “các Giám mục Công giáo Việt Nam”. Các ngài GM nên biết rằng chúng con cũng có suy tư, cũng có quan điểm về mọi vấn đề khác nhau. Các GM không thể đại diện cho toàn thể giáo dân Việt Nam mượn việc góp ý với Hiến pháp để thể hiện thiên kiến của mình.
NGUYỄN TRỌNG NGHĨA

Thử “giải mã” hiện tượng “cứng đầu” của người công giáo

Theo blog anhbasam
Nguyễn Đình Ấm
Thời gian chính quyền Hà Nội tranh chấp khu đất 42 phố Nhà Chung( Hoàn Kiếm HN) với giáo xứ Hà Nội, một buổi tôi qua chỗ ngã ba Nhà Chung-Tràng Thi thấy một tốp cảnh sát đứng gác ở góc vườn hoa nói chuyện với nhau. Khi có một tốp dân từ phía Nhà Chung đi qua, một anh chỉ dùi cui bảo:

   – Bọn công giáo này “cứng đầu” thật, cái con mặc áo đen đi ngoài cùng nó từ Ninh Bình ra đấy.
   – Từ cả Vinh nó còn ra kia mà. Bọn này “bất trị” thật-Một anh khác đáp lời…
   Câu nhận xét trên của viên cảnh sát cứ ám ảnh tôi mãi đến khi gặp một trường hợp khác: Chị Hoàng Tuyết Nhung đồng  nghiệp của tôi hiện trú  tại phường Bồ Đề, Long Biên, HN. Tết vừa qua, đến thăm nhà chị tôi thấy cây đào nhỏ nhắn nhưng rất đẹp. Hỏi chị mua bao nhiêu, chị kể:
   -Năm nào chị cũng được tặng một cây đào. Số là cách đây cỡ dăm năm Hà Nội giải toả một khu đất ở quận Tây Hồ để thực hiện dự án. Trong số nhiều nhà bị giải tỏa có mấy gia đình lịch sử đất giống hệt nhau trong đó các gia đình được bồi thường căn hộ còn một cậu duy nhất thì không. Cậu ta kiến nghị, thỉnh cầu, kiện cáo khắp nơi nhưng không có kết quả. Cuối cùng cậu đến tòa báo và nhờ chị giúp đỡ. Cậu nói thật;
   – Mọi người cùng cảnh ngộ cứ bảo em: “Thôi, thí cho chúng vài chục cho xong mẹ nó đi” nhưng em là người công giáo, chúa răn dạy chúng em không được làm thế…
   Ái ngại cho giáo dân chân thật, khẳng khái mình đã đăng bài, chất vấn cơ quan chức năng ráo riết… Rất may, cuối cùng cậu ấy được đền bù như những người kia và từ đó cứ dịp tết đến anh ta lại tặng mình một cây đào…
   Hôm tôi tình cờ vào thăm quê luật sư Lê Quốc Quân. Số là một buổi chiều tháng 10/2012 bạn đồng môn với tôi, nhà văn  Phạm Thành phone hỏi: “có đi chơi Nghệ an không?”. Tôi hỏi thì Thành bảo đi Yên Thành quê nhà thằng Lê Quốc Quân, nó về giỗ bố, đi theo đường Hồ Chí Minh cảnh đẹp lắm mà lại yên ả…Vốn thích đi du lịch miễn phí, lại thăm quê một con người dù không quen biết nhưng nổi tiếng với cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do, công lý nên tôi ok…
   Không như nhiều vùng quê khác, quê Quân thuộc thị trấn Yên Thành( Nhệ An) phần lớn là bà con công giáo, cuộc sống khá sung túc, êm đềm, rất ít tệ nạn, gia đình Quân có gia phong, nền nếp, sống chan hòa với mọi người, mọi nhà. Đặc biệt Quân được dân quê hết sức gần gũi, quý mến…
   Tối hôm ấy là thứ 7, tôi tò mò theo Quân đi dự một buổi cầu kinh(hay họp hành gì đó-Tôi không hiểu lắm về sinh hoạt tôn giáo này) và không ngờ tôi đã hiểu phần nào về hai câu chuyện trên kia.
  Buổi lễ ước có hàng ngàn giáo dân trang nghiêm kính cẩn với giàn đồng ca của tốp thiếu nữ mặc áo dài trắng, một nhóm các cháu trai mặc complet…Khi bản thánh ca với tiếng piano trang trọng, du dương chấm dứt, cha xứ chỉ tuổi cỡ 50 cất tiếng. Cả nhà thờ im phắc. Đầu tiên cha xứ điểm tin tức mọi mặt trong xứ, địa phương, tỉnh, huyện, thế giới…trong đó có tình hình hoạt động của thư viện, lớp dạy ngoại ngữ miễn phí cho giáo dân. Cha khuyên giáo dân phải chấp hành nghiêm chỉnh tháng an toàn giao thông do địa phương phát động…Tiếp đến, cha xứ thông báo dịp này có ba đôi nam nữ kết hôn, hai cặp sẽ được làm lễ vào ngày…riêng một con chiên vi phạm pháp luật do có chửa khi chưa đến tổi kết hôn…sẽ thực hiện thủ tục để con chiên xin lỗi, làm lễ rửa tội…Tiếp đến, cha xứ đọc một câu chuyện nói lên tinh thần trung thực, cao thượng, nhân ái của một nhân vật và khuyên con chiên: “Chúa khuyên các con phải sống trung thực, cao thượng, và nhân ái …” Cả nghìn người “a men” kính cẩn hưởng ứng…
   Vào cuối buổi, tôi thấy có một người cầm một cái đĩa lớn đan bằng thảo mộc đi các hàng ghế, ai quên góp thì bỏ tiền vào đó. Kẻ ít, người nhiều không mấy ai không ủng hộ…Có thể khẳng định lời răn của cha xứ không phải là tuyên truyền mà là tâm nguyện thực sự. Sinh hoạt của giáo dân, của nhà thờ do quỹ của giáo dân tình nguyện đóng góp mặc dù không được kiểm soát chặt chẽ nhưng xưa nay hầu như không thấy có hiện tượng các “cán bộ lãnh đạo” tiêu tiền không minh bạch bị dân tố cáo như trong các tổ chức của nhà nước.
   Đến đây tôi mới hiểu phần nào tại sao các xứ đạo thường có cuộc sống sung túc, yên bình, ít tội phạm hơn dân cư nơi khác.Ngoài sống cao thượng, trung thực họ còn tương thân, tương ái, giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, tại sao dân các xứ đạo hay đấu tranh với chính quyền hơn nơi khác?Phải chăng họ “lợi dụng tôn giáo để chống đối đảng , chính quyền?” như các phương tiện truyền thông nhà nước thường nói? Tại sao có hiện tượng dân công giáo “cứng đầu” hơn dân khác?
  Theo những gì đã thấy có thể khẳng định hoàn toàn không phải như vậy. Sở dĩ dân công giáo bị mang tiếng như vậy vì họ luôn nguyện lời thề với Chúa của họ răn dạy phải sống trung thực cao thượng,nhân ái, sẻ chia. Chính vì vậy họ ít khi khuất  phục trước cường quyền, ít hoặc không thích nghi được với một môi trường xã hội  mà tham nhũng là quốc nạn, “nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có”. Đó chính là hiện tượng Đoàn Văn Vươn dứt khoát giữ khu đầm của mình bằng pháp lý: Thỉnh cầu với nhà cầm quyền huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng không được thì kiện ra tòa Tiên Lãng, Hải Phòng. Khi tòa câu kết với chính quyền lừa cướp đầm bằng vũ lực thì kiên quyết bảo vệ tài sản, mồ hôi, nước mắt của mình một cách tuyệt vọng chứ không chịu cúi đầu; Đó là anh không được đền bù nhà ở Hà Nội không chịu “thí cho chúng vài chục cho xong mẹ nó đi” mà đấu tranh tiếp,…
  Như vậy, trong một xã hội nhiễu nhương người trung thực, cao thượng, yêu nước, thương nòi bị thiệt thòi rắc rối, mang tiếng “cứng đầu” thậm chí bị tù đày cũng là lẽ thường tình.
NĐA

Luật đất vẫn giữ ‘sở hữu toàn dân’?

BBC- Hội nghị tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội Việt Nam về dự án sửa Luật Đất đai vẫn kết luận cần duy trì chế độ ‘sở hữu toàn dân’ do Nhà nước làm đại diện và chủ động quyết định cách dùng quỹ đất.
Nông dân Việt Nam chỉ được sử dụng quỹ đất có từ nghìn năm của họ
Tại phiên họp hôm 24/4/2013 ở Hà Nội do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Bộ này, ông Nguyễn Mạnh Hiển đã tóm tắt kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với Dự án Luật Đất đai sửa đổi.
Dù thừa nhận sửa đổi Luật Đất đai có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và “phải giải quyết được những vướng mắc, bức xúc hiện nay”, quan chức này vẫn nêu ra rằng chế độ sở hữu toàn dân là phù hợp với nhu cầu của hệ thống hiện nay.

Để Nhà nước được chủ động

Ông Hiển cũng nói rõ ra rằng chế độ sở hữu toàn dân về đất do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu này nhằm phục nhu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu Nhà nước nêu ra:
“[Việc thực hiện quy định] nhằm bảo đảm cho Nhà nước chủ động trong khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,”
Ngoài ra là còn để “phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, theo ông Nguyễn Mạnh Hiển được các báo của chính phủ và  Đảng Cộng sản Việt Nam trích dẫn cùng ngày.
Khác với đa số các quốc gia coi sở hữu tư nhân về đất đai là “bất khả xâm phạm”, ở Việt Nam người dân chỉ được quyền “sử dụng đất được giao”.
Người dân cũng “có trách nhiệm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Theo trang của Đảng Cộng sản (cpv.org.vn), tại Hội nghị, dù Bộ Tài nguyên – Môi trường còn tiếp tục nhận các ý kiến từ đại biểu Quốc hội, Hội nghị đã kết luận rằng “đa số ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội đều khẳng định sự tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai”.

Lý do là để “đảm bảo ổn định trong quản lý và sử dụng đất đai, ổn định xã hội” và Nhà nước sẽ chỉ điều chỉnh tỷ giá và cách thực hiện chính sách bồi thường thu hồi đất.
Đa số ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội đều khẳng định
sự tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai"
Tuy nhiên, chính chế độ sở hữu đất và các vụ 'cưỡng chế đất' như tại Văn Giang một năm trước đây và ở Tiên Lãng đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Hiện có sự khác biệt lớn giữa cách nhìn luật đất và chế độ sở hữu đất ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là tại các quốc gia cấp viện giúp Việt Nam cải tổ hệ thống pháp luật.
Các nước này có quan điểm rằng sở hữu tư nhân về đất đai gắn liền với các quyền kinh tế và dân sự cơ bản của công dân, còn chính quyền Việt Nam chỉ coi đây là vấn đề kinh tế hoặc an ninh xã hội nếu xảy ra va chạm và tranh chấp đất.
Chẳng hạn, trong  Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Anh về Việt Nam, Anh Quốc dự đoán “quyền đất đai sẽ là một chủ đề trong năm 2013”.
Anh Quốc trong năm nay cũng sẽ dùng vai trò chống tham nhũng của họ trong nhóm các nước cấp viện từ EU với Việt Nam để “thách thức chính phủ Việt Nam và nêu bật tầm quan trọng của vấn đề luật đất đai”.
Cùng thời gian, một số chuyên gia, nhân sỹ Việt Nam cũng liên tục lên tiếng cho rằng chính việc giao nhiều quyền xử lý, quản trị đất đai cho các cơ quan công quyền cấp địa phương là lỗ hổng gây tham nhũng và bất công xã hội, dẫn tới bất ổn.
Tuy vậy, sử luật đất đai còn liên quan đến định nghĩa về thể chế và các nguyên tắc của hệ thống 'xã hội chủ nghĩa' vốn không còn được duy trì ở Đông Âu sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng vẫn là nền tảng của chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam.

Chú rể 14 tuổi, cô dâu 17 tuổi

Yahoo news
TT - Gần đây, thông tin về các vụ tảo hôn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện ngày càng nhiều. Phần lớn cô dâu chỉ mới 13-16 tuổi, có trường hợp chú rể mới 14 tuổi. Các đám cưới trẻ con này chỉ được chính quyền phát hiện khi “gạo đã nấu thành cơm”.
Điều đáng nói là trong khi hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ nhưng tình trạng tảo hôn ngày càng nhiều, ở cả thành phố, thị trấn chứ không phải chỉ có ở vùng sâu.

Yêu là cưới

Trưa 11-4, vừa gặp chúng tôi, Đ.N.X. (17 tuổi, ngụ xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nói ngay: “Con em còn nhỏ, mẹ em lại đi trên xã có việc. Xíu nữa con em khóc thì hết nói chuyện đó”.
Lại thêm một cô dâu...13 tuổi

Ngày 23-4, khi bài viết này đã lên khuôn, ông Phạm Thanh Nam - phó chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành (Tiền Giang) - cho biết UBND xã vừa kịp thời ngăn cản một vụ gả con gái mới 13 tuổi ở xã này vào cuối tuần qua. Cha mẹ của em T.T.H.T. (13 tuổi) tổ chức lễ đính hôn cho em với N.V.L. (22 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Trước đó, chính quyền địa phương hay tin đã cử các ngành, đoàn thể đến vận động gia đình hủy lễ này vì vi phạm pháp luật, nhưng gia đình T. vẫn cương quyết tổ chức.

NGỌC TÀI

X. sinh năm 1996, có chồng vào cuối tháng 7-2012 khi mới 16 tuổi. Hiện giờ X. đã làm mẹ. Trong căn phòng tối đen, X. run run bế con đến võng nằm. Vừa cho con bú, X. cất giọng nho nhỏ hát những bài hát dành cho tuổi “teen” để ru con. X. kể: “Em học đến lớp 6 nhưng do bệnh nhức đầu không học được nữa nên nghỉ luôn. Em quen chồng, yêu nhau quá nên hai bên gia đình cho cưới luôn”. Hỏi X. quen bao lâu mới cưới, em hồn nhiên: “Bốn tháng”. Hỏi vì sao còn nhỏ tuổi vậy mà lấy chồng làm gì, X. cười bẽn lẽn: “Yêu nhau mà”.

Ngày 4-4, Đảng ủy, UBND và các đoàn thể xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng (Long An) phải bỏ việc chia nhau xuống đám cưới của cô dâu N.T.H.N. mới 16 tuổi để vận động gia đình ngừng ngay đám cưới trái luật này. Ông Trần Thanh Dũng, phó bí thư Đảng ủy xã Hưng Điền B, cho biết “chồng” của N. 23 tuổi, là con của một bí thư chi bộ ấp. Trước đó cả hai dắt nhau đến UBND xã đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp không đồng ý và báo lãnh đạo biết để tiến hành ngăn chặn. Vậy mà hai bên gia đình vẫn gửi thiệp mời và tổ chức tiệc cưới. Giải thích với chính quyền, cha mẹ của cặp vợ chồng này hồn nhiên: “Tụi nó yêu nhau quá, ngăn không được đành phải chấp nhận”.

Cũng theo ông Dũng, trước đó tại xã này xảy ra một vụ tảo hôn. Chú rể mới 14 tuổi, còn cô dâu 17 tuổi. Sau khi làm đám cưới xong chính quyền mới hay. Khi xuống nhà tìm hiểu thì hai vợ chồng này kịp dắt nhau trốn đi nơi khác sinh sống và không trở về xã nữa.

Khi chúng tôi đến, em N.T.K.Ng. (vừa tròn 18 tuổi, ngụ xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) đang quạt cho con ngủ. Ng. kết hôn khi mới 16 tuổi sau khi mang thai gần hai tháng. Sau đám cưới bảy tháng thì sinh con. Vì còn quá nhỏ nên Ng. không biết chăm sóc con nên mọi thứ phải nhờ mẹ ruột. Thậm chí thay tã cho con, Ng. cũng chỉ làm được việc... lấy tã đưa cho mẹ thay giùm.

Chồng Ng. năm nay 24 tuổi, cùng làm thuê với cha của Ng. ở một doanh nghiệp thủy sản. Chỉ vài lần đến nhà chơi, hai người phát sinh tình cảm. Khi  Ng. đã mang thai, Ng. và chồng năn nỉ hai bên gia đình cho phép tiến tới hôn nhân vì hai đứa lỡ thương nhau. “Lúc đó năn nỉ dữ lắm ba mẹ mới cho cưới” - Ng. kể.

Vì cha mẹ nuông chiều

Trưa 11-4, tại trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), cháu Đ.N.H. (13 tuổi) cùng mẹ ruột đang trả lời những câu hỏi của điều tra viên về đám cưới của H. ngày 6-4. H. là em của “bà mẹ 17 tuổi” đã kể ở phần trên.

Bà N. (mẹ ruột của H.) mắt đỏ hoe nói: “Tui một chữ bẻ đôi không biết. Còn ổng biết được cũng có mấy chữ nên đâu có hiểu biết pháp luật là gì. Chứ biết thì ngu dại gì gả con cho người ta để bị công an mời tới mời lui hoài thế này. Sáng giờ vợ chồng tui với con nhỏ này chẳng có miếng gì trong bụng cả”.
Lấy chồng sớm làm gì?

Bà N. (mẹ của Ng., ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) bảo bà cũng không muốn gả con khi Ng. mới 16 tuổi, ăn chưa no lo chưa tới. Nhưng vì lúc đó Ng. đã “dính” bầu, “gạo đã nấu thành cơm” nên buộc vợ chồng bà phải chấp nhận cho con lấy chồng để khỏi bị hàng xóm lời ra tiếng vào. Bà N. thút thít: “Đã vậy bây giờ nó sinh con đã hơn tám tháng mà không thấy ai tới thăm hay điện thoại hỏi câu nào hết. Ông bà nội chưa một lần thấy mặt cháu. Con tui tủi thân mà không dám than vì con đường đó là do nó chọn. Lấy chồng sớm chẳng có ai sung sướng hết. Giờ hối hận cũng đâu có kịp”.
Quay sang nhìn con một lúc rồi bà N. nói tiếp: “Chị nó có chồng sớm, rồi mới sinh đứa con đỏ hỏn mà nay bệnh mai đau. Sáng giờ tui với ổng ở đây mà nóng ruột nóng gan, không biết ở nhà nó có lo được cho đứa nhỏ không nữa. Hôm bữa thấy công an vô nhà nó sợ quá xỉu luôn”. Ông Đ. (cha H.) buồn bã: “Từ bữa gả con đến giờ người trong xóm cứ nói ra nói vào làm gia đình tui rất khổ sở. Tội cho con nhỏ giờ đi đâu cũng phải che khẩu trang kín hết mặt. Mấy chú công an mời ra đây giải thích pháp luật cho nghe nên mới hiểu gả con như vậy là sai. Biết trước điều này tui đã không gả rồi”.

Tại khu phố 1, thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), chính quyền địa phương cũng vừa kịp thời ngăn chặn một cuộc hôn nhân trái quy định khi cô dâu chỉ mới 17 tuổi. Em N.T.K.Q. vừa học xong lớp 7 đã xin gia đình lên TP.HCM làm thuê. Tháng 1-2013, Q. đưa gia đình người yêu về gặp mặt cha mẹ rồi... đồng ý cưới. Sau khi bị ngăn chặn đám cưới, cả hai đến TP.HCM ở luôn, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Bà N.T.K.N. (mẹ Q.) nói: “Từ ngày hai bên gặp mặt tới nay hai đứa lại trở lên thành phố làm việc, tui cũng không rành con rể làm nghề gì, sống ở đâu nữa. Thiệt là khổ hết sức”.

Mạnh ai nấy... ém!

Nhiều giáo viên ở Trường THCS Xuân Diệu, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) vẫn còn nhớ cách đây ba năm, hai học sinh lớp 8 khi đó mới 14 tuổi rủ nhau trốn học đi Vũng Tàu chơi. Sau đó vài tháng cô gái có thai và nghỉ học. Hai bên gia đình chấp nhận hai học sinh này lấy nhau, sống chung, sinh con. Mãi đến năm 2012 hai em này mới làm đám cưới. Tuy nhiên, trường hợp này cả nhà trường và địa phương đều giấu kín.

Bà Lý Ngọc Lan, trưởng Ban tuyên giáo Hội LHPN tỉnh Tiền Giang, cho biết không có cơ quan nào thống kê chính xác số vụ tảo hôn. “Tuy nhiên, tôi biết ở huyện nào cũng có vài trường hợp. Tình trạng tảo hôn ngày càng nhiều, đáng báo động, nhưng làm gì để ngăn chặn thì vô cùng khó” - bà Lan nói.

Theo bà Lan, lý do khó ngăn chặn là vì mạnh ai nấy giấu. Cha mẹ các em đương nhiên là giấu vì sợ mang tiếng. Các đoàn thể, chính quyền địa phương biết cũng chỉ vận động, tuyên truyền, nói ba điều bốn chuyện rồi để im luôn. Ngay cả Hội LHPN được pháp luật quy định có quyền đề nghị hủy hôn, nhưng thực tế cũng không làm được do gia đình hai bên các em phản ứng, do vướng tổ chức Đảng địa phương và các mối quan hệ chằng chịt khác.

Lẽ ra cơ quan điều tra phải khởi tố, xử lý hình sự các “người chồng” vì đã quan hệ tình dục và cưới cô dâu là trẻ em, nhưng số vụ được xử chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân là người Việt coi trọng tình hơn lý. Phần lớn gia đình hai bên biết như vậy là vi phạm pháp luật nhưng vì thương con nên tìm mọi cách “ém”. Địa phương thấy vậy cũng cố tình để “chìm xuồng” luôn. Đó cũng là một trong những lý do khiến người dân không “ngán” quy định cấm kết hôn với trẻ em, cấm tảo hôn. “Ngoài ra, sự tác động quá lớn của phim ảnh đồi trụy thông qua Internet, điện thoại di động... và tâm sinh lý của trẻ bây giờ phát triển nhanh hơn trước nên xu hướng các em quan hệ tình dục ngày càng trẻ hóa. Nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết nên có thai nhiều tháng trời mới phát hiện và dẫn đến... cưới gấp” - bà Lan cho biết thêm.

Thượng tá Nguyễn Văn Tảo, trưởng Công an huyện Cai Lậy (nơi xảy ra vụ gả con gái mới 13 tuổi ở xã Bình Phú mới đây), cho biết mấy năm qua công an huyện không nhận được đơn tố cáo nào về việc lấy nhau trước tuổi thành niên. Ngay cả vụ ở xã Bình Phú cũng không có ai tố cáo mà công an nắm được thông tin từ người dân. “Trong thực tế có nhưng gia đình giấu thì không thể xử lý được” - ông Tảo nói.
 NG.TÀI - THÚY HẰNG - V.TR.

Tuesday, April 23, 2013

Có hay không chuyện đổi tiền?

Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thành vừa lên báo Lao Động phản bác tin đồn Nhà nước sắp đổi tiền, kèm theo lời khẳng định chắc nịch “Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này”. Bên cạnh đó, ông quan CS còn đổ lỗi việc tỷ giá đồng Đô-la vọt lên đến 21.500 trong nhiều ngày gần đây là do 'tin đồn thất thiệt về việc đổi tiền gây ra. Cũng ngay trong tối ngày 22/4, Ngân Hàng Nhà Nước lập tức phát đi thông cáo báo chí bác bỏ tin đổi tiển được đăng trên Cổng Thông Tin Điện Tử Chính phủ.

Những động thái nêu trên gợi lại sự kiện đổi tiền kinh hãi vào năm 1985. Khi ấy, trước ngày đổi tiền, báo chí của đảng vẫn còn chạy tít hoành tráng 'Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương'. Vậy mà đúng 2 ngày sau, ngày 14/09/1985, lệnh đổi tiền được ban hành. Người dân chỉ được đổi tiền trong một buổi sáng với số lượng giới hạn. Tiền cũ bỗng chốc trở thành tiền âm phủ, hàng triệu gia đình sạt nghiệp, có người phẫn uất mà trở nên điên dại.

Trở lại với những diễn biến gần đây, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố đã bán ra thị trường 10,1 tấn vàng để 'hạ nhiệt' giá vàng trong nước. Vậy mà giá vàng Việt Nam có lúc lại cao hơn giá thế giới đến 7 triệu đồng/lượng. Sự bất thường đến mức quái đản này khiến nhiều ông chuyên gia kinh tế bó tay, không giải thích nổi.

Điểm qua những gì đang diễn ra, tình hình đang có chiều hướng giống hệt vụ đổi tiền 1985. Nếu bà con muốn biết rõ hơn, xin tìm đọc Chương 10 - Đổi Mới, quyển Bên Thắng Cuộc của ông nhà báo Huy Đức. So với sự kiện đổi tiền 1985, những gì đang diễn ra năm 2013 đang diễn ra y chang.

Thời buổi kinh tế khó khăn, người dân cũng chỉ biết cố sống cho qua ngày đoạn tháng. Kinh nghiệm dưới chế độ cộng sản đã dạy rằng: Tin lời mấy ông quan chức CS thì đến cái quần lót không có mà mặc! Đến ông TT Nguyễn Tấn Dũng nói mà người dân còn không tin, cỡ quan chức hạng tép riu như ông cục trưởng ngân hàng mà đã khẳng định thì dân càng phải đề phòng.

“Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này” - thời điểm này là thời điểm nào? Hôm nay hay tuần này, tháng này?

Rồi sợ dân chưa tin, ông cục trưởng Nguyễn Chí Thành đưa ra thêm nhiều dẫn chứng, trong đó có đoạn: "để in được lượng tiền mặt như thế thì phải mất vài năm. Chi phí cho thực hiện kế hoạch đổi tiền như thế là vô cùng lớn. Do đó không thực hiện dễ như nhiều người suy diễn". Nghe mà nực cười, đợt đổi tiền năm 1985, mấy ông chóp bu CS cũng bí mật nhờ các nước 'XHCN anh em' in tiền trước, bí mật vận chuyển đến từng địa phương, rồi đùng một cái ông Phạm Văn Đồng ban hành lệnh đổi tiền khiến nhân dân trở tay không kịp.

Chưa dừng lại ở đó, chính ông cục trưởng Ngân hàng còn đổ lỗi việc tỷ giá đồng Đô-la vọt lên đến 21.500 trong nhiều ngày là do 'tin đồn thất thiệt' đổi tiền gây ra. Nhớ lại hồi năm 1985, nếu người dân không nghe vào tin đồn mà lo trước khi đổi tiền thì chắc chắn nhiều nhà đã chết đói.

Mới đầu nghe tin CS đòi đổi tên nước, Bảng Đỏ tui đã linh cảm thấy chuyện chẳng lành, có điều nghĩ mãi không ra cha con CS tính bày trò gì? Sau, nhờ đọc thấy một số bài viết cảnh báo âm mưu đổi tiền được đăng tải nhanh chóng trên Danlambao, tui mới vỡ lẽ thêm về âm mưu thâm độc cướp của nhân dân thông qua chiêu bài đổi tên nước.

Sống dưới chế độ CS, nghe CS nói láo riết quen tai, vậy mà khi thấy ông cục trưởng Ngân hàng lên báo chí thề thốt 'không đổi tiền' bỗng khiến Bảng Đỏ tui không khỏi bật cười. Thôi đi mấy cha, giờ là năm 2013 chứ không phải 1985, bể mánh hết rồi!

Riêng đối với gia đình, Bảng Đỏ tui đã quyết định đổi hết sang tiền đô-la từ lâu. Mới đây vừa đổi thêm một đợt nữa sau khi có tin đổi tiền, mặc dù giá đổi cao hơn trước, nhưng thà mất chút ít còn hơn là mất trắng tất cả vào tay CS.
Theo:  bon-phuong.blogspot.com

Thư đề nghị tranh luận

"... Hy vọng rằng, Đoàn TNCS HCM trường Đại học Luật TP. HCM - tổ chức thanh niên lớn nhất của một đại học chuyên ngành Luật hàng đầu đất nước - sẽ chấp thuận lời đề nghị của chúng tôi về buổi tranh luận thuần túy mang tính pháp lý này... 

Thời hạn để Đoàn trường trả lời thư đề nghị tranh luận này là 7 ngày, kể từ ngày hôm nay, 23 tháng 04 năm 2013. Chúng tôi tiếp tục để ngỏ các hành động pháp lý - khởi kiện, tố cáo và yêu cầu khởi tố - như đã nêu trong thư yêu cầu xin lỗi, trong trường hợp Đoàn trường vẫn khước từ hồi đáp...” - Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn (Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn, Phạm Lê Vương Các)

*

Gửi: 

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Luật TP. HCM (sau đây gọi tắt là Đoàn trường);

- Tác giả bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” được đăng trên website của Đoàn trường (doanthanhnienluat.com) vào ngày 09-04-2013, bút danh Trung Nhân.
Chúng tôi:
- Nguyễn Trang Nhung, sinh viên lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM; 
- Bùi Quang Viễn, sinh viên lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM;
- Phạm Lê Vương Các, sinh viên lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, Đại học Luật TP. HCM.
Xét rằng:
- Thư yêu cầu xin lỗi của chúng tôi, được gửi cho Đoàn trường vào ngày 15-04-2013, đã không được Đoàn trường hồi đáp;
- Hành vi của những người trưởng thành, đặc biệt là những sinh viên Luật, cần dựa trên cơ sở duy lý và hợp pháp, cũng như với tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Trước khi thực hiện các hành động pháp lý như đã nêu trong thư yêu cầu,
ĐỀ NGHỊ:
Đoàn trường và tác giả Trung Nhân, cùng chúng tôi, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, tổ chức một buổi tranh luận về những vấn đề pháp lý liên quan đến Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn cũng như bài viết của tác giả Trung Nhân về Tuyên ngôn này.
Chi tiết buổi tranh luận như sau:
1. Nội dung:
- Tranh luận về tính pháp lý của việc chúng tôi đưa ra Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn. Việc làm này có hợp pháp không? Tại sao?
– Tranh luận về tính pháp lý của việc Đoàn trường đăng tải bài viết “Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn” trên website của Đoàn trường vào ngày 09-04-2011. Việc làm này có hợp pháp không? Tại sao?
2. Chủ tọa buổi tranh luận: Do Đoàn trường lựa chọn;
3. Địa điểm và Thời gian: Do Đoàn trường lựa chọn;
4. Yêu cầu:
- Địa điểm được lựa chọn cần đảm bảo rằng mọi sinh viên, nếu muốn, đều có thể dự khán buổi tranh luận; 
- Đoàn trường và tác giả bài viết kể trên, cùng ba sinh viên chúng tôi, mỗi bên chuẩn bị nhóm quay phim và chụp hình. Phim và hình của buổi tranh luận sẽ được đăng tải công khai trên website của Đoàn trường (doanthanhnienluat.com), blog Công lý cho Đoàn Văn Vươn (tuyenngondvv.blogspot.com) và Youtube (youtube.com).
Hy vọng rằng, Đoàn TNCS HCM trường Đại học Luật TP. HCM - tổ chức thanh niên lớn nhất của một đại học chuyên ngành Luật hàng đầu đất nước - sẽ chấp thuận lời đề nghị của chúng tôi về buổi tranh luận thuần túy mang tính pháp lý này.
Đồng thời, tin tưởng rằng, buổi tranh luận mà chúng tôi đề nghị, nếu không bị khước từ bởi Đoàn TNCS HCM trường Đại học Luật TP. HCM, sẽ mang đến những kiến thức pháp lý bổ ích cho các bạn sinh viên Luật nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.
Thời hạn để Đoàn trường trả lời thư đề nghị tranh luận này là 7 ngày, kể từ ngày hôm nay, 23 tháng 04 năm 2013. Chúng tôi tiếp tục để ngỏ các hành động pháp lý – khởi kiện, tố cáo và yêu cầu khởi tố – như đã nêu trong thư yêu cầu xin lỗi, trong trường hợp Đoàn trường vẫn khước từ hồi đáp.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 04 năm 2013
Người đề nghị:
(Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn đã ký)
 

Thư đề nghị tranh luận của nhóm khởi xướng Tuyên ngôn
(Thư được chuyển cho Đoàn trường ĐH Luật TP. HCM qua bưu điện Quận 4)
 
 Theo blog huynhngocchenh.blogspot.com

‘Cần làm sáng tỏ về Đảng cầm quyền’

Đội ngũ các lý thuyết gia của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam được lãnh đạo Đảng yêu cầu phải đào sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền và về chủ nghĩa xã hội.
Về lý thuyết, Đảng cầm quyền ở Việt Nam vẫn tin theo con đường của Lenin
Đây là chỉ đạo của ông Lê Hồng Anh, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư, trong buổi làm việc với Hội đồng Lý luận Trung ương hôm thứ Hai ngày 22/4, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Hội đồng Lý luận Trung ương là tập hợp các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Đảng về mặt lý thuyết để làm cơ sở cho các quyết sách lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Hội đồng hiện tại đồng thời cũng là trưởng Ban Tuyên giáo của Trung ương Đảng, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị.

‘Cần đột phá’

Theo tường thuật của hãng tin nhà nước, thì ông Lê Hồng Anh đã nêu lên một số vấn đề mà theo ông ‘cần kết quả đột phá trong nghiên cứu lý luận’.
Các vấn đề đó là: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sở hữu và các thành phần kinh tế, phương thức lãnh đạo của Đảng và phát triển văn hóa, xã hội.
Mục đích của các nghiên cứu này, theo ông là để "làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới".
Đây cũng là những vấn đề mà lâu nay có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng bản thân Đảng vẫn chưa nắm rõ nhưng lại đặt thành quy định để toàn dân phải tuân theo.
Thậm chí có ý kiến còn bác bỏ hoàn toàn mô hình ‘kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra.
Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây với BBC, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang đã nhận định ‘Đảng càng lý luận càng tối’.
Cần làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng
cầm quyền, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam "
Ông Lê Hồng Anh
Do đó, đội ngũ các nhà lý luận của Đảng có nhiệm vụ nghiên cứu làm sao để tìm ra cơ sở thuyết phục cho mô hình của Đảng – điều mà cho đến nay họ vẫn chưa làm được.
Trong buổi làm việc ngày 22/4, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh cũng yêu cầu Hội đồng Lý luận Trung ương nâng cao chất lượng làm việc bằng cách "tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận".
Đây không phải lần đầu tiên ông Anh kêu gọi ‘tự do tư tưởng’ nhưng đây cũng là một khái niệm chưa rõ vì không ít ý kiến trái ý của Đảng bị quy kết hoặc là 'suy thoái tư tưởng đạo đức’ hoặc 'phản động, thù địch’.
Hội đồng Lý luận Trung ương đã báo cáo với ông Lê Hồng Anh 10 vấn đề mà họ đang tập trung nghiên cứu hiện nay, theo Thông tấn xã Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Giang cũng từng nói với BBC rằng công tác lý luận của Đảng đã đưa Việt Nam vào ‘cái vòng lẩn quẩn’, cả về kinh tế và đối ngoại:
“Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng bộc lộ xung khắc với thực tế, càng làm cho thực tế trở nên rối bời và đẩy xã hội Việt Nam đến những mâu thuẫn lớn khiến cho bùng nổ phản kháng," ông phân tích.
“Về đối ngoại...Vẫn xác định Trung Quốc dù có xâm lược vẫn là ân nhân và Mỹ vẫn là kẻ thù. Đây là điều trật với tình hình thế giới và không đúng cả trong lòng nhân dân Việt Nam,” nhà bất đồng chính kiến này đánh giá.
Theo BBC

Apple sụt giảm mạnh lợi nhuận

Chỉ trong một thời gian ngắn, Apple từ một cái tên rất được ưa chuộng trở thành một thứ bất ổn, trồi sụt ở Wall Street.
Giới phân tích nói kết quả kinh doanh quý II sẽ tác động lớn tới niềm tin thị trường vào Apple
Với giá cổ phiếu tăng vọt, Apple năm ngoái đã trở thành công ty có giá nhất trên thế giới.
Nhưng gần đây, cố phiếu của hãng công nghệ khổng lồ này sụt mạnh giữa lúc có những quan ngại rằng hãng đã cạn kiệt ý tưởng trong việc cho ra sản phẩm mới có tính đột phá.
Theo phóng viên BBC Mark Gregory chuyên về công nghệ thì dư luận mong đợi Apple phải tung ra thị trường được sản phẩm gì hoàn toàn mới mẻ như iPhone trước đó hay sau này là iPad thay vì kiếm lời trên số lượng các sản phẩm đã có.
Vào tháng 10/2012, Apple tung ra sản phẩm iPad mini có kích cỡ màn hình 7,9", nhỏ hơn so với kích cỡ 10,1" của thế hệ iPad thứ ba.
Sản phẩm này có điểm nổi bật là viền màn hình nhỏ hơn hẳn so với phiên bản to hơn, cùng dùng chip A5 với iPad hồi đầu năm ngoái.
Apple cũng đưa ra phiên bản thứ tám dòng máy tính bàn iMac của Apple, mỏng hơn đến 80% so với iMac thế hệ trước và sử dụng chip đồ họa 680M (trong phiên bản đắt nhất).
Ngoài ra, Apple cũng nâng cấp dòng Mac mini và thêm phiên bản 13" cho dòng laptop Macbook pro với màn hình retina.
Nhưng các đợt ra mắt sản phẩm liên tiếp này không phải là những bước ngoặt về công nghệ và kinh doanh.

Bị cạnh tranh

Chưa kể Apple nay còn đang phải lo chống chọi trước sức cạnh tranh mãnh liệt từ các đối thủ như Samsung.
Cổ phiếu của Apple giảm hơn 40% trong vòng bảy tháng qua, bất chấp hãng đã công bố mức doanh thu và lợi nhuận cao chưa từng có trong tháng Giêng.
Kết quả kinh doanh quý hai, được công bố vào cuối ngày thứ Ba 23/4, sẽ có tác động hoặc phục hồi, hoặc xói mòn thêm nữa niềm tin của thị trường đối với hãng.
Trước giờ công bố kết quả, các phân tích gia nói hãng sẽ tiết lộ lần tụt giảm lợi nhuận đầu tiên kể từ một thập niên nay.
iPad từng mang tính đột phá nhưng nay đã trở thành phổ biến
Một phần những vấn đề mà hãng đang vấp phải chính là mức doanh thu yếu kém của một số các nhà cung ứng của hãng, cùng những "rò rỉ" theo đó nói Apple đã cắt giảm các đơn đặt hàng trước nhu cầu tiêu thụ trên thị trường yếu hơn so với dự đoán.
Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook đã cảnh báo các phân tích gia rằng chuỗi cung ứng thiết bị cho hãng là "rất phức tạp", và kêu gọi họ hãy "đặt câu hỏi về tính chính xác" của các tin đồn.
Tuy nhiên, lời cảnh báo của ông không làm giảm bớt những lời đồn đoán rộng khắp.
Có thể giải thích một phần cho việc các nhà đầu tư sẵn sàng tin vào việc sẽ xảy ra tình huống xấu nhất, đó là sự phát triển nhanh chóng của thị trường các thiết bị chạy trên nền Android, đặc biệt là sự phổ biến của các loại sản phẩm dòng Galaxy của đối thủ Samsung.

Theo BBC

HH Diệu Hân: Tôi có lợi thế hơn Lý Nhã Kỳ

HH Diệu Hân bỗng gây chú ý khi tuyên bố ứng cử Đại sứ Du lịch, vị trí đầy thị phi và tranh cãi.
Dư luận đương nhiên cho là chiêu PR, người lo lắng rằng cô quá liều bởi dám vượt mặt đàn chị có địa vị và thâm niên như Lý Nhã Kỳ, còn tân Hoa hậu chỉ vui vẻ trả lời: “Tôi có làm gì quá đâu mà bảo… liều!”.
Diệu Hân sinh ngày 27/8/1990 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cô cao 1m74, số đo 86-60-92, hiện là sinh viên năm 3 Đại học Hoa Sen – TP. HCM. Cô từng lọt vào chung kết Hoa hậu Thế giới người Việt năm 2010, mới đây đăng quang ngôi vị Hoa hậu Đông Nam Á 2012 (Miss Asean) tổ tức tại Thái Lan, một cuộc thi uy tín trong khu vực. Bên cạnh ngôi vị hoa hậu, Diệu Hân còn được trao giải Thí sinh có làn da đẹp nhất.
Hiện cô vừa nhận lời mời đóng phim Hai khối tình của đạo diễn Hồ Ngọc Xum, dự kiến phát sóng giờ vàng trên HTV vào tháng 7.

Một buổi chiều Sài Gòn rộn rã, sự xuất hiện của cô gái cao hơn mét bảy, nước da trắng ngần, váy đen, túi xách đen, kính đen, tự lái chiếc xe hơi đỏ khiến không ít người phải đắm đuối ngước nhìn. Với gương mặt phảng phất nét lai Pháp (Hân chia sẻ mình lai Pháp đã… 5 đời), không khó để nhận ra Diệu Hân cho dù có đặt cô đứng giữa hàng ngàn người mẫu khác.
Ngoài đời, trông Hân trẻ trung và xinh hơn khi lên hình. Cô đùa, người ta nói mình không ăn hình cũng may, vì những người này thường khổ lắm. Còn tôi lại nhớ đến câu trả lời ấn tượng cô của trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Đông Nam Á.
Khi nhận được câu hỏi: “Bạn nghĩ mục đích của cuộc thi này là gì?”, cô gái 23 tuổi nhanh nhảu trả lời: “Tôi nghĩ, cuộc thi này được tổ chức không phải để đi tìm người thắng người thua mà đơn giản chỉ là bắc chiếc cầu nối, giúp thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước anh em trong khu vực Đông Nam Á, để từ đó thúc đẩy sự hợp tác về du lịch, kinh tế…”.
Lợi thế của tôi là trẻ hơn Lý Nhã Kỳ
- Mang danh hoa hậu nhưng chị ít được báo chí Việt Nam quan tâm. Tuyên bố ứng cử Đại sứ Du lịch có phải là cách để người ta biết đến cái tên Diệu Hân?
Cuộc thi Hoa hậu Đông Nam Á tổ chức ở nước ngoài nên báo chí Việt Nam ít biết đến tôi là đúng. Nhưng bù lại, báo chí Thái Lan và các nước trong khu vực nhắc đến khá nhiều. Còn nếu muốn dùng Đại sứ Du lịch để PR, tôi đã làm điều đó từ ngay sau cuộc thi rồi.
Căn bản là thời điểm chị Lý Nhã Kỳ từ chức, Bộ đang cần tìm đại sứ mới, tôi thấy mình hội đủ điều kiện để ứng cử. Thêm nữa, khi đoạt vương miện hoa hậu, các hoạt động của tôi cũng gắn liền với vai trò đại sứ nên ít nhiều có kinh nghiệm. Vậy là tôi quyết định nộp đơn thôi.

- Chị có thấy mình liều không khi chức Đại sứ Du lịch lắm thị phi đã đành, các ứng viên còn bị so sánh với Lý Nhã Kỳ nữa?
Người ta hỏi có cảm thấy mệt với các cuộc đua này không, tôi thấy có gì đâu mà mệt. Việc của tôi đơn giản chỉ là nộp hồ sơ cho Bộ. Bộ duyệt hay không là chuyện của Bộ. Còn tôi vẫn tiếp tục công việc của mình chứ có ngồi đó chờ dài cổ hoặc tốn công vận động tranh cử đâu. Xã hội lẽ ra phải cổ vũ, động viên những người như tôi chứ. Tôi có đánh đổi, cũng đâu có làm… quá đâu mà bảo tôi liều.
- Chị tự tin mình có lợi thế hơn Lý Nhã Kỳ ở điểm nào trong vai trò đại sứ?
Sao mọi người cứ hay so sánh nhỉ? Tôi rất dị ứng với điều đó. Đối thủ của tôi chính là bản thân tôi mà thôi. Người ta bảo chị Kỳ giàu có, có địa vị, quen biết rộng rãi hơn nên nếu tôi trúng cử sẽ gặp nhiều áp lực vì khó vượt qua cái bóng của chị ấy.
Nhưng mỗi người có thế mạnh riêng. Nếu chị Kỳ dạn dày kinh nghiệm hơn thì tôi tự tin lợi thế của mình là trẻ hơn chị ấy. Trong khi kinh nghiệm có thể trau dồi và học hỏi dần, còn tuổi trẻ qua rồi thì không thể lấy lại được.
- Nếu được chọn, chị nghĩ mình sẽ cống hiến những gì?
Tạm thời tôi chưa nói trước điều gì. Nhiều người cứ vẽ ra mình sẽ làm thế này thế kia nhưng đâu phải được chọn rồi muốn làm gì thì làm, phải theo chỉ đạo của Bộ chứ. Bản thân đại sứ trước tiên phải giữ hình ảnh đẹp và hoàn thành việc được giao là tốt lắm rồi. Khi nào trúng cử vai trò mới, tôi sẽ chia sẻ với mọi người.

- Hình ảnh đẹp có phải là mỗi lần xuất hiện thường đeo nhẫn kim cương, mặc váy tiền tỉ…?
Trang phục, kim cương chỉ tôn vẻ đẹp của người phụ nữ thôi. Tôi hướng đến cái đẹp không scandal chứ không phải diện đồ hiệu, váy tiền tỉ hay nhẫn giá trị… Nếu chỉ được đem một thứ ra nước ngoài, tôi sẽ mang theo bộ áo dài truyền thống của Việt Nam mình.
Áo dài, mặc nó lên đã làm người phụ nữ Việt đẹp hơn phụ nữ các nước khác nhiều rồi. Dĩ nhiên, ai có kim cương muốn đeo để làm đẹp thì càng tốt.
- Vậy một Hoa hậu như chị có… dám mặc những bộ đồ bình thường giá chỉ vài trăm ngàn đồng không?
Tôi được tính không đua đòi. Tôi hay nhắc nhở em gái rằng, con gái mà có tính đua đòi là hư cả cuộc đời. Đồng ý phụ nữ ai chả thích thời trang, sành điệu. Nhưng đi diễn thấy cô này có cái giỏ mấy chục triệu rồi về tìm cách làm sao cho có cái giỏ bằng họ thì áp lực lắm. Vì đồng tiền mình kiếm được hơi bị… chua.
Nếu có bạn trai yêu thương và lo cho mình đàng hoàng thì không nói. Còn để thỏa mãn sự đua đòi mà làm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn thì… nguy hiểm. Bây giờ tôi là Hoa hậu, dĩ nhiên phải sắm sửa cho mình tí xíu vì xuất hiện tuềnh toàng quá cũng kỳ.
Nếu may mắn trúng được hợp đồng quảng cáo, có tiền thì tôi mua, còn không thì nhịn. Không có những thứ bề ngoài đó, tôi thấy mình vẫn OK. Nhan sắc ổn, tính tình không đến mức bị chê xấu, thêm vào đó là một gia đình hạnh phúc... tôi thấy mình có mọi thứ trên người rồi.

Anh Tiệp bảo tôi hơi… cứng đầu!
- Chiếc xe hơi đời mới chị tự lái đến đây là từ tiền tự tích cóp hay sao?
Ba mẹ mua để tôi có phương tiện về thăm nhà cho dễ. Nhưng không phải gia đình cưng mà mua cho tôi đâu. Từ nhỏ tôi đã tự lập, lớn lên phụ giúp ba mẹ nhiều việc lại không hay đua đòi nên thay vì tốn kém vì tôi, ba mẹ tích cóp tiền mua xe cho tôi coi như một sự bù đắp.
- Một tiểu thư con nhà khá giả mà bảo tự lập sớm nghe có vẻ khó tin?
Tôi là con cả, nhà lại ở huyện chứ không phải thành phố. Tuy kinh tế gia đình chẳng túng thiếu nhưng tính tôi không thích dựa dẫm ai. Ngày nhỏ học mẫu giáo, trong khi các bạn được ba mẹ đưa đón, tôi phải tự cuốc bộ hoặc nhờ xe bạn vì ba bận đi chở hàng, mẹ thì buôn bán tạp hóa.
Lớn lên xíu, tôi tìm cách kiếm tiền, đi lột vỏ bắp, tách vỏ lụa hạt điều cho người ta. Làm đầy một thúng bắp được 500 đồng, còn hạt điều xong mỗi ký được 2.000 đồng. Học lớp 9, tôi thay mẹ quán xuyến cửa hàng tự kiểm kê, tự chịu trách nhiệm hết.
- 23 tuổi mới chỉ là sinh viên năm 3 đại học, so với bạn bè bằng tuổi có vẻ chậm hơn thì phải?
Chậm hơn! Vì sau khi xong lớp 12, tôi không có ý định thi đại học và chưa ý thức học đại học quan trọng thế nào, cứ nghĩ nhà ít người, công việc lại đang hiệu quả mà không có ai nên tôi giúp thôi. Lạ một cái là khi tôi quyết định không thi đại học, ba mẹ cũng không phản đối.
Ba mẹ tôi làm lụng vất vả, ít học hành nên tôi thương lắm. Sau một năm ở nhà phụ việc, thấy các bạn học đại học tôi lại thèm. Thế là tôi xin tiền ba mẹ lên thành phố ôn thi 3 tháng rồi đậu vào khoa Quản trị văn phòng, Đại học Hoa Sen.
- Trước khi đăng quang Hoa hậu, chị từng làm người mẫu?
Tôi theo nghề đến nay gần 3 năm. Lúc học đại học, bạn bè rủ tham gia câu lạc bộ người mẫu ở Nhà văn hóa Thanh Niên (TP. HCM) nên tôi cũng hứng thú đăng ký. 5 – 6 tháng sau, tôi vô tình gặp anh Tiệp (Vũ Khắc Tiệp – Giám đốc Venus) rồi chơi thân với nhau, có show chậu gì anh ấy hay gọi tôi. Nhưng sau này bận học nên tôi từ chối nhiều chương trình.
Giờ nhiều khi ngồi với nhau, anh Tiệp hay chọc rằng “hồi xưa anh giận em lắm”, anh bảo tôi hơi cứng đầu, không ngoan như Ngọc Trinh hay các người mẫu khác.
Thật ra nói vui vậy thôi, chứ tôi biết thật tâm anh quý tôi và cũng biết lý do vì sao tôi “cứng đầu”. Đó là một lần có khách hàng mời tôi diễn, nhưng tỏ vẻ hách dịch, lúc đó tôi tức lắm, bảo với anh Tiệp là không muốn diễn nữa. Họ trách móc về tôi với anh Tiệp, ban đầu anh không hiểu lý do nên giận tôi, giờ biết rồi thì anh em cười huề.

- Vừa đi học vừa làm mẫu, lại biết kiếm tiền từ nhỏ, chị có cần ba mẹ trợ cấp thêm không?
Tôi không áp lực về tiền bạc lắm, tự lo được thì tốt, không thì có thể gọi cho ba mẹ. Nhưng dù có hậu phương tốt, tôi vẫn luôn cân nhắc với khoản tiền mình kiếm được, chi tiêu sao cho hợp lý vì rất ngại cầm tiền ba mẹ. Lúc đó, mỗi show khoảng 400 – 500 ngàn đồng, cao hơn được 700 – 800 ngàn đồng. Tôi còn góp vốn kinh doanh với dì nên cũng có đồng ra đồng vào.
Nếu khổ, chẳng ai đâm đầu thi Hoa hậu nhiều như thế
- Nhiều người đẹp Việt từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Đông Nam Á nhưng đều không đoạt giải cao. Bản thân chị thấy mình đoạt giải vì lý do gì?
Cuộc thi tổ chức ở nước ngoài và có đẳng cấp nên tôi có tiền cũng không thể mua giải được rồi. Ngoài việc chinh phục ban giám khảo bởi ngoại hình và khả năng ứng xử, tôi nghĩ mình còn có yếu tố may mắn. Thêm nữa, có giám khảo bảo tôi có nét giống người Thái, có lẽ vì thế nên tôi dễ chiếm được cảm tình cũng nên (cười lớn).
Phần thưởng của tôi là 750 triệu đồng cùng một hợp đồng cam kết. Số tiền đó tôi trả cho công ty đưa mình đi thi một nửa, một phần làm từ thiện và mua quà cho gia đình, sắm sửa cho bản thân, còn lại làm vốn kinh doanh. Riêng phần hợp đồng, tôi phải bảo đảm không có scandal, không được lấy chồng, sinh con trong vòng 1 năm vì phải đi các nước Đông Nam Á làm đại sứ, năm sau phải qua trao giải cho tân Hoa hậu.
- Chị có thấy mình bị ràng buộc quá nhiều không?
Nhiều người hay than làm người nổi tiếng khổ quá. Nhưng ai cũng đủ thông minh để hiểu rằng, nếu khổ chẳng ai dại gì đâm đầu vào nhiều như thế. So với cái khổ của người khác, tôi thấy cái khổ của mình vẫn… sướng hơn.

Vì ít nhất tôi có cuộc sống sung túc, được nhiều người yêu mến, chẳng qua bị mất tự do và đi đâu cũng phải giữ ý tứ chút thôi. Rất nhiều người không có cơm ăn, nhà ở mới gọi là khổ.
- Nhưng nếu đi đâu cũng phải “giữ mình” để bảo vệ hình ảnh đẹp thì như đang sống giả tạo, hai mặt vậy?
Tôi thấy nó tốt hơn cho mình chứ. Chẳng hạn trước đây nóng lên, tôi hay tỏ vẻ khó chịu, bực mình lắm. Nhưng giờ tôi ý thức mình là Hoa hậu, phải thay đổi bản thân, hoàn thiện mình để người ta noi gương. Thay đổi theo chiều hướng tốt sao lại lên án là sống giả tạo, hai mặt được.
Nhiều người bảo, mình sống cho mình nên cứ làm gì mình thích, đừng quan tâm người khác nghĩ gì, nói gì. Nhưng tôi cho rằng sống vậy quá hời hợt. Nếu làm gì mà số đông không đồng tình thì phải biết dừng lại, lắng nghe góp ý để điều chỉnh mình chứ.
Cũng như khi tôi hỏi có nên ứng cử đại sứ du lịch không, từ ba mẹ, dì, em gái đến bạn bè đều đồng ý, chỉ có vài người không ủng hộ. Vậy thì tôi theo số đông chứ dại gì theo thiểu số.
- Chị cảm thấy cuộc sống của một hoa hậu thế nào?
Bỗng dưng nổi tiếng thì ít nhiều cuộc sống có thay đổi. Tôi đi học không thoải mái như ngày xưa nữa vì cứ sợ mình làm gì sai là bị đem ra bàn tán. Trước tôi hay “nhầy”, đùa giỡn quá trớn nhưng giờ luôn giới hạn mình, kiểm soát bản thân. Hoặc ngày xưa cứ ngủ dậy, đánh răng rửa mặt xong là lao đến lớp, còn giờ mặt nổi đốm mụn nhỏ cũng phải dùng kem che khuyết điểm.
Nhiều người hỏi trở thành Hoa hậu rồi có sợ bị tung bảng điểm kém hoặc hình ảnh ăn chơi thác loạn không, tôi khẳng định luôn là tôi học rất ổn và cũng chưa làm gì phản cảm để sợ cả.
Còn công việc, tôi hơi kén khi nhận show. Tôi nghĩ việc có mặt ở đâu không quan trọng, vấn đề là vị trí của mình trong sự kiện đó. Xuất hiện ít, lên báo ít cũng được, nhưng tôi muốn mỗi lần góp mặt, người ta đều chú ý và đánh giá cao mình. Bởi thế, tôi không nhiều show lắm.
- Nhiều chân dài chọn cách đi cùng đại gia cho “đẹp đội hình” và nhận thù lao xứng đáng mà không mất nhiều công sức lắm?
Tôi không nên án cách kiếm tiền đó, nhưng bản thân tôi nói không với nó. Nói hơi sang một chút, tôi không túng thiếu đến mức phải làm thế. Phụ nữ cần có cái riêng, sau này sống với nhau, mình có cái này cái kia chồng cũng tôn trọng hơn.

Không đẹp, thì nên phẫu thuật thẩm mỹ
- Người yêu hiện tại của chị là người thế nào?
Tôi và bạn trai đang tìm hiểu nhau thôi chứ chưa đề cập vấn đề lâu dài. Anh ấy không làm nghệ thuật và cũng không phải vì tôi là Hoa hậu mà quen. Anh chỉ biết tôi là Hân thôi, còn chuyện tôi là Hoa hậu hay ứng cử Đại sứ Du lịch, anh đều không quan tâm (cười lớn).
Hạnh phúc không chỉ tình yêu là đủ mà còn nhiều vấn đề khác như sức khỏe, tiền bạc, người thân và sự thấu hiểu nữa. Tôi 23 tuổi mà trong đầu lúc nào cũng nghĩ mình 19 – 20 tuổi (cười).Tôi chỉ lấy người lớn hơn trong khoảng 10 tuổi thôi, như thế mới dễ bầu bạn vì chênh lệch dữ quá giống cha con hơn vợ chồng. Tôi không quan trọng lắm ngoại hình của bạn trai nhưng ít nhất phải có duyên chút xíu.
- Có bao giờ chị hết lòng mà bị phản bội chưa?
Có chứ, nhưng thường tôi là người nói chia tay trước. Hồi đi học, thích anh chàng nào, tôi không bao giờ ngỏ lời trước mà cứ mặc đồ đẹp để gây chú ý đến khi không chịu được họ phải viết thư tỏ tình mới thôi (cười). Khi phát hiện người yêu không chung thủy, tôi chủ động chấm dứt ngay, không níu kéo.

- Còn nhan sắc thì sao, chị có mất nhiều thời gian cho bản thân như những người đẹp khác không?
Người ta nói “đẹp đã là một tài năng” cũng đúng. Vì có phải ai muốn là đẹp được đâu. Nhưng tôi thích một phụ nữ vừa đẹp vừa thành đạt hơn. Nhiều lúc tôi cũng muốn chăm chút bản thân lắm nhưng bận nhiều việc của một hoa hậu mới đăng quang.
Bởi vậy tuần nào sắp xếp được thì đi spa, tôi may mắn là ăn nhiều nhưng không tăng cân nên không cần ăn kiêng hay tập luyện nghiêm khắc để giữ dáng. Tôi cũng không quen trang điểm đậm khi ra ngoài vì trông già hơn so với để mặt mộc.
- Nhiều người sau khi đăng quang, nổi tiếng… lại thích quay ra phẫu thuật thẩm mỹ?
Nếu họ không đẹp thì nên làm vì hoạt động nghệ thuật, ai cũng muốn mình đẹp. Chỉ có điều làm sao để người ta thấy mình đẹp là được rồi, chứ đừng cố chạy theo sửa cho bằng người này người nọ. Sống vậy áp lực lắm, phải giữ tâm trạng thoải mái mới được. Tôi bây giờ chưa nghĩ đến chuyện dao kéo, chỉ muốn học yoga thôi (cười lớn).
Cảm ơn Diệu Hân đã chia sẻ!
Theo Mỹ Linh (Mốt & cuộc sống)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More